Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bộ trưởng Y tế: Đề xuất giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh có thời hạn 5 năm

Hương Giang

Thứ tư, 25/05/2022 - 17:33

(Thanh tra) - Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) được xây dựng theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm”.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long trình Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Ảnh: Đ.X

Chiều ngày 25/5, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi). Dự thảo luật gồm 12 chương và 106 điều, thêm 3 chương so với luật hiện hành.

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh việc xây dựng Dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) là rất cần thiết.

Theo Bộ trưởn Y tế, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được ban hành từ năm 2009 đã tạo hành lang pháp lý vô cùng quan trọng cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh.

Sau hơn 11 năm triển khai thi hành đã nảy sinh một số vướng mắc, bất cập, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết.

Trong đó, Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 không quy định thời hạn giá trị của chứng chỉ hành nghề, gây khó khăn trong việc theo dõi, giám sát quản lý chất lượng hành nghề.

“Quy định này cũng không phù hợp với thông lệ quốc tế”, ông Long cho hay, các nước trên thế giới đều quy định giấy phép hành nghề có thời hạn.

Luật hiện hành cho phép người hành nghề là người nước ngoài được sử dụng phiên dịch làm xuất hiện tình trạng người phiên dịch lợi dụng vị trí để hành nghề trái phép; hạn chế trong khai thác tiền sử bệnh tật, các dấu hiệu lâm sàng… do bất đồng ngôn ngữ giữa người hành nghề, người phiên dịch và người bệnh.

Qua phòng chống dịch COVID -19 thấy, các vấn đề về điều động nhân lực; cấp giấy phép hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; khám bệnh, chữa bệnh từ xa; kê đơn, cấp phát thuốc cho người bệnh… cũng bộc lộ hạn chế, bất cấp.

Để khắc phục, Bộ trưởng cho biết, dự án luật được xây dựng theo hướng “lấy người bệnh làm trung tâm” thông qua việc quy định đồng thời các giải pháp về: nâng cao kỹ năng hành nghề, tăng cường quản lý hoạt động của người hành nghề; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tăng cường phân cấp, phân quyền, cải cách thủ tục hành chính…

Cơ quan nào có quyền cấp Giấy phép hành nghề?

Đề cập đến các quy định về nâng cao, chuẩn hóa kỹ năng của người hành nghề, ông Long cho biết, dự thảo quy định theo hướng, các chức danh (bác sỹ; y sỹ thuộc lực lượng vũ trang nhân dân; điều dưỡng; hộ sinh; kỹ thuật y; dinh dưỡng; cấp cứu viên ngoại viện phải kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề trước khi cấp giấy phép hành nghề.

Còn các các đối tượng là lương y, người có bài thuốc gia truyền, người có phương pháp chữa bệnh gia truyền thì tiếp tục áp dụng hình thức xét cấp dựa vào hồ sơ.

Dự luật cũng quy định người hành nghề phải cập nhất nhật kiến thức y khoa liên tục. Theo đó nếu sau 5 năm kể từ thời điểm được cấp phép hành nghề, người hành nghề đạt đủ số điểm theo quy định thì sẽ được tự động gia hạn giấy phép hành nghề. Không đạt đủ số điểm theo quy định thì phải cập nhật bổ sung hoặc phải kiểm tra đánh giá kiến thức để được gia hạn giấy phép hành nghề.

Tuy nhiên, thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề còn ý kiến khác nhau. Vì vậy, Chính phủ trình 2 phương án:

Theo Bộ trưởng Long, phương án 1 là giao Hội đồng Y khoa quốc gia cấp, thu hồi giấy phép hành nghề. Đây là phương án Chính phủ chọn và quy định trong dự thảo.

Còn phương án 2, giao Hội đồng Y khoa Quốc gia thực hiện việc kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh của người đề nghị cấp giấy phép hành nghề. Các cơ quan quản lý Nhà nước (Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Sở Y tế) căn cứ kết quả kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cũng như các điều kiện về sức khỏe, điều kiện về không thuộc trường hợp bị cấm để thực hiện việc cấp phép hành nghề.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Đ.X

Về vấn đề này, cơ quan thẩm tra - Ủy ban Xã hội tán thành với phướng án 2. Trình bày báo cáo trước Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, Ủy ban này thấy quy định như phương án 1 là “chưa phù hợp”.

Bởi, theo bà Thúy Anh, Hội đồng Y khoa quốc gia cấp, thu hồi giấy phép hành nghề tức là thực hiện chức năng như các cơ quan quản lý nhà nước trong quản lý hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, nhưng chưa rõ địa vị pháp lý của tổ chức này, cũng như chưa quy định rõ cách thức tổ chức kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Đề xuất người nước ngoài hành nghề lâu dài phải sử dụng tiếng Việt thành thạo

Điểm mới nữa là, dự thảo quy định người nước ngoài hành nghề hành nghề lâu dài tại Việt Nam và khám bệnh, chữa bệnh cho người Việt Nam phải sử dụng tiếng Việt thành thạo trong khám bệnh, chữa bệnh.

Quy định trên không áp dụng với các trường hợp: Người nước ngoài khám bệnh, chữa bệnh cho người có cùng ngôn ngữ hiện đang sinh sống, lao động, học tập tại Việt Nam; các chuyên gia quốc tế sang Việt Nam để khám bệnh, chữa bệnh nhân đạo hoặc đào tạo thực hành, chuyển giao kỹ thuật chuyên môn và giao Chính phủ quy định việc sử dụng ngôn ngữ không phải là tiếng Việt trong khám bệnh, chữa bệnh.

Tuy nhiên, vấn đề này cũng có ý kiến khác nhau. Vì vậy, theo Bộ trưởng Long, Chính phủ trình thêm phương án là giữ nguyên như hiện hành.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội cho hay, một số ý kiến trong Ủy ban nhất trí với phương án 1 quy định trong dự thảo.

Song nhiều ý kiến trong Ủy ban Xã hội đồng tình với phương án giữ quy định hiện hành. Theo đó, trường hợp không biết tiếng Việt thành thạo thì phải đăng ký ngôn ngữ sử dụng và có người phiên dịch để hạn chế ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đang sử dụng người nước ngoài.

“Nhiều ý kiến cho rằng, để khắc phục các tồn tại hiện nay cần xác định trách nhiệm pháp lý của phiên dịch, nâng cao chất lượng đội ngũ này, đồng thời, tăng cường thanh tra, kiểm tra”, bà Thúy Anh nói.

Theo Chương trình Kỳ họp 3, dự án luật này sẽ được Quốc hội thảo luận ở tổ vào chiều ngày 26/5; thảo luận tại hội trường vào ngày 13/6.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm