Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 12/06/2017 - 19:39
(Thanh tra) - Giải trình trước Quốc hội tại phiên thảo luận ở hội trường về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2015 ngày 12/6, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng nhấn mạnh, “cắt cái gì thì vẫn cắt, nhưng biên chế cứ phình ra, tổ chức cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên”.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Khoán chi, khoán chế độ … “nửa vời”
Theo Bộ trưởng, trong điều hành ngân sách hiện nay có những tồn tại như chi thường xuyên cao, nợ công, bội chi "ngấp nghé" vượt trần... "Bội chi ngân sách đảm bảo trong số tuyệt đối, nhưng do GDP không đạt kế hoạch nên xét về tương đối thì bội chi, nợ công tăng nhanh", ông Đinh Tiến Dũng nói.
Trong bối cảnh đó, theo Bộ trưởng Tài chính, không còn cách nào khác là phải tiết kiệm chi, đẩy mạnh khoán chi thường xuyên; sắp xếp lại tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế; đẩy mạnh xã hội hóa về dịch vụ công.
Song ông cũng nêu một thực tế, “cắt thì cắt, nhưng biên chế cứ phình ra, tổ chức cứ phình ra thì không thể nào cơ cấu lại được ngân sách, không thể nào giảm chi thường xuyên”.
Thảo luận trước đó, ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình) thông tin, thời gian qua, chúng ta thực hiện quyết liệt tinh giản biên chế, nhưng không giảm mà tăng trên 5%.
ĐB Nguyễn Tiến Sinh (Hoà Bình)
“Khoán chi, khoán chế độ cho một số chức danh cũng thực hiện hết sức nửa vời. Do đó, chủ trương, chính sách không được thực hiện một cách nghiêm túc. Thủ tục chi hành chính, thủ tục quản lý, chi lòng vòng nhưng không thực sự hiệu quả. Thanh quyết toán nhiều thủ tục rườm rà, nhiều chứng từ nhưng không bảo đảm quản lý tốt ngân sách và không tiết kiệm được đồng nào đúng nghĩa”, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình nói.
ĐBQH Mai Sỹ Diến (Thanh Hóa) thì nghi ngại, việc chuyển nhiệm vụ chi từ năm trước sang năm sau cho thấy các cơ quan quản lý “cố gắng làm đẹp con số”. Ngoài ra, theo kết quả Kiểm toán Nhà nước chi đầu tư xây dựng cơ bản, đầu tư phát triển còn nhiều thất thoát lớn ở tất cả các khâu, nhưng báo cáo quyết toán lại chưa đề cập nguyên nhân cụ thể.
“Trên dưới không nghiêm, liệu quốc gia có ổn định”
Theo ĐB Diến, phải có một báo cáo riêng nội dung kiểm điểm tổ chức, cá nhân vi phạm và có giải pháp khắc phục.
“Tôi cho rằng, cần thực hiện nghiêm từ Trung ương đến địa phương. Nếu Trung ương không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch tỉnh nghiêm, chủ tịch tỉnh không nghiêm thì sao yêu cầu chủ tịch huyện nghiêm, trên dưới không nghiêm thì liệu quốc gia có ổn định, xã tắc có bình yên”, ông Diến nhấn mạnh.
ĐB Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng)
Cũng chung lo lắng, theo ĐB Nguyễn Văn Thể (Sóc Trăng), kỷ cương ngân sách không được siết lại thì nguy cơ nợ công vượt trần là hoàn toàn có thể xảy ra. Việc Chính phủ liên tục xin trình Quốc hội ban hành Nghị Quyết nới trần bội chi ngân sách năm 2015, từ 5%GDP vào cuối năm 2014, lên 5,71% vào tháng 11/2016 và “chốt” ở con số 6,28%... cho thấy điều hành ngân sách chưa nghiêm.
“Nợ công đã tới 63,7%, việc điều hành ngân sách chặt chẽ là hết sức quan trọng. Nếu cách điều hành ngân sách không có sự chuyển biến thì nguy cơ này là hiện hữu”, ông Thể nói.
Còn ĐB Hoàng Quang Hàm (Phú Thọ), Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách bày tỏ, “không thể phủ nhận Chính phủ đã có những bước đi quyết liệt để thay đổi tình hình nợ công và bội chi ngân sách”. Nhưng ông nghi ngại, “năm 2017 và các năm sau dư địa điều hành nợ công chỉ còn 1,3%/GDP nên chỉ cần nơi lỏng kiểm soát bội chi hoặc GDP không đạt thì nợ công sẽ vượt trần”.
Theo Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính ngân sách, Chính phủ cần có động thái tích cực để yên lòng cử tri và ĐBQH là tăng thu, tiết kiệm chi, phải ưu tiên giảm bội chi, giảm vay và thực hiện ngay khi quyết toán ngân sách năm 2016.
“Chúng ta đã thực hiện để dự phòng khi lập kế hoạch đầu tư công trung hạn là khoảng 200.000 tỷ. Các bộ, ngành địa phương, các đơn vị sử dụng ngân sách cũng nên dần đổi mới tư duy để chấp nhận cắt giảm chi khi ngân sách khó khăn, bội chi vượt ngưỡng, nợ công có thể vượt trần”, ĐB Hàm nói.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà