Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 09/06/2017 - 08:49
(Thanh tra) - Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) tính toán, năm 2017, nếu tiết kiệm chi thường xuyên 1% thì có trên 10 nghìn tỷ đồng; năm 2018 nếu cũng tiết kiệm chi 1% sẽ có trên 10 nghìn tỷ đồng nữa, tương đương có trên 20 nghìn tỷ đồng, đủ tiền giải phóng mặt bằng (GPMB) Sân bay Long Thành…
Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính. Ảnh: TN
Chiều ngày 8/6, Quốc hội thảo luận ở hội trường về việc tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Dự án Thành phần để triển khai Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Giảm đầu mối, giảm biên chế
Đa số ĐBQH tán thành tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Dự án thành phần, nhưng đều băn khoăn về việc nguồn vốn thực hiện công tác GPMB cũng như việc bố trí vốn để thực hiện thu hồi đất một lần cho toàn bộ Dự án (5.000ha) theo Nghị quyết 94 của Quốc hội.
Chính phủ dự kiến, kinh phí để hoàn thành công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cần khoảng 23 nghìn tỷ đồng. Tuy nhiên, vốn để thực hiện công tác GPMB cho Dự án trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 mới chỉ bố trí được 5 nghìn tỷ đồng, tương ứng 21,7% yêu cầu.
“Liệu số tiền 23 nghìn tỷ đồng đã là con số cuối cùng để đền bù GPMB chưa? Theo tôi và một số ĐB thì chưa phải vì con số này là tính theo giá đất năm 2017”, ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu.
Trước những băn khoăn của đa số ĐB, giơ biển tranh luận, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Phạm Minh Chính (ĐBQH tỉnh Quảng Ninh) cho rằng, có hai giải pháp có tính khả thi và hiệu quả để tìm ra nguồn vốn. Một là, Chính phủ phải nghiên cứu trình QH xin cơ chế đặc biệt cho việc GPMB, tái định cư. Hai là, tiết kiệm chi thường xuyên trên phạm vi cả nước.
Theo ông Chính, sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, biên chế không giảm mà còn tăng; chi tiêu thường xuyên cũng tăng lên con số tương đối là 62,3% năm 2015; 65,7% năm 2016; dự kiến 2017 là 64,9% (tức tăng con số tuyệt đối năm 2016 so với 2015 là trên 50 nghìn tỷ đồng; năm 2017 tăng so với 2015 là 114 nghìn tỷ đồng).
“Riêng năm 2017 nếu tiết kiệm chi 1% thì ta đã có trên 10 nghìn tỷ đồng; năm 2018 nếu cũng tiết kiệm chi 1% sẽ có trên 10 nghìn tỷ đồng nữa, tương đương có trên 20 nghìn tỷ đồng làm dự án. Muốn làm được vậy, ta phải giảm đầu mối, giảm biên chế theo đúng tinh thần Nghị quyết 39”, Trưởng ban Tổ chức Trung ương nhấn mạnh.
Đồng tình, ĐBQH Lê Thanh Vân (Cà Mau) đánh giá, gợi ý của ĐBQH Phạm Minh Chính thực sự thỏa đáng, cần được xem xét. “Chúng ta có thể tiết kiệm chi phí thường xuyên, giảm bộ máy, rút biên chế để có một nguồn vốn thực hiện dự án”, ông nói.
Không nên quá sợ nợ công
ĐB Bùi Xuân Thống, Phó Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Nai phân tích, tách nội dung bồi thường, hỗ trợ tái định cư thành Dự án thành phần sẽ đẩy nhanh tiến độ triển khai; tránh được tình trạng giá bồi thường tăng dần theo tiến độ thi công dự án, vừa làm tăng tổng chi phí bồi thường GPMB, nguy hại hơn sẽ có nguy cơ làm nảy sinh khiếu kiện do những người tiên phong đi trước lại được nhận bồi thường thấp hơn giai đoạn sau. Việc này còn giúp sớm ổn định sản xuất và cuộc sống của người dân trong vùng quy hoạch phải di dời.
“Với những lợi ích đó, tôi hoàn toàn đồng tình với chủ trương tách nội dung thu hồi đất, bồi thường, tái định cư của Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành thực hiện theo phương thức thu hồi đất một lần cho toàn bộ dự án”, ông Thống nói.
Theo ĐBQH Vũ Trọng Kim (Hải Dương), nên tiến hành thu hồi đất, GPMB 1 lần toàn bộ dự án. Đồng thời cho rằng, trong quá trình này phải có bài toán chi tiết, cụ thể về nguồn vốn.
Trước lo lắng, trần nợ công sớm cán mốc và vượt qua mốc 65% GDP, ĐB Vũ Trọng Kim đánh giá, khả năng này có thể. Nhưng cần phải có quan điểm mới. Đó là, trần nợ công nên đi theo quan điểm mốc chứ không nên đóng chặt. Mức trần 65% GDP “dựng” lên để quản lý, giám sát việc sử dụng vốn không hiệu quả, không khả thi, bảo đảm chắc chắn an toàn tài chính quốc gia.
“Bên cạnh đó, muốn kiến tạo phát triển, muốn hành động, đề nghị Chính phủ mạnh dạn trình ra Quốc hội một cách thức thu hồi vốn và trả nợ vay để tránh tâm lý nặng nề là nợ công cao nên không dám đầu tư. Tình hình này cũng không nên quá sợ nợ công”, ông Kim nhấn mạnh.
Giải trình, theo Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Trương Quang Nghĩa, giai đoạn GPMB không thể huy động ODA hay tư nhân mà chỉ có thể lấy vốn ngân sách.
“Với trần nợ công hiện nay, để đầu tư cho sân bay Long Thành bằng vốn Nhà nước thì hết sức khó khăn. Còn nếu để các nhà đầu tư vào đầu tư phải có sự chuẩn bị. Tất cả nguồn vốn đầu tư cho giai đoạn GPMB phải là nguồn vốn của Nhà nước”, ông Nghĩa nói.
Tuy nhiên, Chính phủ cho rằng, có thể hoàn trả một phần vốn để GPMB từ việc đấu giá quyền sử dụng đất để xây dựng các công trình thương mại và dịch vụ, khấu trừ tiền sử dụng đất khi giao đất tái định cư, nguồn thu từ việc cho thuê đất ngắn hạn đối với các khu vực chưa triển khai xây dựng các hạng mục công trình của dự án.
“Báo cáo nghiên cứu khả thi trình kỳ họp thứ 4, chúng tôi phải có trách nhiệm ngay đối với việc khai thác đất này, làm tốt GPMB, tạo điều kiện kêu gọi đầu tư cho giai đoạn 1 thành công”, Bộ trưởng Nghĩa cam kết "chúng tôi cùng với tỉnh Đồng Nai sẽ có báo cáo cụ thể hơn về cách thức huy động nguồn vốn với các ĐBQH".
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán Công ty cổ phần Công trình Giao thông Đồng Nai bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt 242,5 triệu đồng.
Trần Quý
20:27 13/12/2024(Thanh tra) - Mã cổ phiếu TTL của Tổng công ty Thăng Long liên tục tăng kịch trần trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, khiến công ty phải giải trình với Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Đông Hà
09:13 13/12/2024Theo VietinBank
21:28 11/12/2024Trần Quý
19:12 11/12/2024Uyên Uyên
12:45 11/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình