Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

2020 phấn đấu giải quyết xong các hồ sơ tồn đọng về người có công

Thứ ba, 04/07/2017 - 09:49

(Thanh tra) - Ngày 3/7, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người có công với cách mạng làm việc với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai

Theo Bộ Lao động - Thương binh Xã hội, sau 10 năm thực hiện Chỉ thị số 07-CT/TW của Ban Bí thư, công tác chăm sóc người có công ngày càng đi vào nền nếp, bảo đảm chính xác, công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng.

Việc quy tập, tìm kiếm hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin đạt được một số kết quả nhất định. Các phong trào "Đền ơn đáp nghĩa", "Uống nước nhớ nguồn", "Xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công với cách mạng" được phát triển sâu rộng ở tất cả các địa phương…

Đáng chú ý, đến nay đã có 97% gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của nhân dân nơi cư trú; 96% xã, phường làm tốt công tác thương binh liệt sĩ, người có công.

Tại buổi làm việc, các đại biểu cho rằng, để tiếp tục thực hiện tốt công tác "Đền ơn đáp nghĩa", Bộ cần tiếp tục bổ sung các đối tượng người có công với cách mạng đang định cư ở nước ngoài; xây dựng các chính sách cụ thể đối với thế hệ thứ 2, thứ 3 bị ảnh hưởng của người hoạt động cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học. Nhất là, quan tâm đến những gia đình có công có mức sống thấp hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú, phấn đấu đạt 100% các đối tượng có mức sống tối thiểu...

Nhận định, Bộ Lao động - Thương binh Xã hội đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng Tờ trình, Dự thảo Đề án, Trưởng ban Chỉ đạo, Trưởng ban Dân vận Trung ương Trương Thị Mai đề nghị, Bộ cần tiếp tục hoàn thiện các văn bản, trong đó cần bổ sung, phân tích thêm về kết quả các chính sách đối với từng lĩnh vực: trợ cấp người có công, bảo hiểm y tế, điều dưỡng, phục hồi sức khỏe, nhà ở, tuyển sinh, dạy nghề, giáo dục đào tạo cho con, em gia đình người có công để rõ ràng, rành mạch hơn.

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng cần có sự so sánh giữa việc thực hiện các Pháp lệnh 1994 và 2012; đánh giá cụ thể, sâu sắc ơn kết quả đã đạt được, cũng như nghiên cứu, khắc phục những khó khăn, vướng mắc.

Trưởng ban Dân vận Trung ương nhấn mạnh, quan trọng là phải hướng đến các mục tiêu cụ thể liên quan đến đời sống người có công; phấn đấu đến năm 2020, giải quyết được tất cả các hồ sơ còn tồn đọng; 100% người có công có mức sống cao hơn hoặc bằng mức sống tối thiểu của người dân nơi cư trú; quyết tâm giải quyết việc xác định danh tính hài cốt liệt sĩ còn thiếu thông tin...

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm