+ PV: Là anh cả của ngành Điện, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng vượt qua tất cả, EVNNPC vẫn luôn là lá cờ đầu trong các chương trình, lĩnh vực hoạt động của toàn ngành. Bà có thể chia sẻ những bí quyết đã góp phần mang đễn những thành công như vậy và những kế hoạch sắp tới để EVNNPC tiếp tục giữ vững vị thế của mình trong ngành Điện?- Bà Đỗ Nguyệt Ánh: Ngày 06/10/1969, Công ty Điện lực - tiền thâncủa EVNNPC ngày nay, được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng BộĐiện và Than nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Ngay từ những ngày đầuthành lập, trong bối cảnh nguồn điện và lưới điện cũng như cơ sở vật chấtnghèo nàn, trang thiết bị điện lạc hậu, hơn nữa lại bị chiến tranh tàn phá hếtsức nặng nề. Nhưng bom đạn và mất mát không khuất phục được ý chí tinhthần cách mạng của những người thợ điện, vừa kiên cường bám trụ với tinhthần “vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu”. Một thời kỳ hào hùng của Côngty Điện lực vừa đánh giặc vừa sản xuất đã góp phần ghi danh vào lịch sử đấtnước, lịch sử ngành Điện.Sau ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, năm 1976, cùng vớiviệc thành lập các Công ty điện lực miền Bắc-Trung-Nam, Công ty Điện lựcchính thức được đổi tên thành Công ty Điện lực miền Bắc, vừa nhận nhiệmvụ quản lý vận hành hệ thống điện, kinh doanh bán điện trên địa bàn cáctỉnh, thành phố thuộc miền Bắc Việt Nam đồng thời phải san sẻ đội ngũ cánbộ lãnh đạo, công nhân lành nghề vào tiếp quản các cơ sở vật chất của ngànhđiện lực miền Nam. Trải qua 50 năm không ngừng trưởng thành và phát triển, qua nhiều lầnđổi tên, thay đổi cơ quan chủ quản, thay đổi về mô hình tổ chức, EVNNPCđã có những bước đi vững chắc, vượt qua những khó khăn thách thức, từngbước phát triển và không ngừng lớn mạnh, luôn khẳng định vai trò, vị trí“anh Cả đỏ” của mình trong sự nghiệp phát triển của ngành Điện lực ViệtNam. Để đạt được những thành tựu như vậy phải kể đến công lao và thànhtích đóng góp to lớn của các thế hệ cán bộ lãnh đạo các cấp, của cán bộ côngnhân viên và người lao động qua các thời kỳ.Hiện nay, EVNNPC đang bước vào giai đoạn phấn đấu hoàn thành Đề ánsắp xếp, tái cơ cấu EVNNPC giai đoạn 2016-2020 đã được EVN phê duyệt,chuyển dịch mô hình và chiến lược kinh doanh phù hợp với lộ trình hìnhthành và phát triển thị trường điện cạnh tranh. EVNNPC đang triển khainhững giải pháp đột phá trong kinh doanh và dịch vụ khách hàng, quản lýkỹ thuật và quản trị doanh nghiệp, chuyển đổi mô hình tăng trưởng chủ yếuphát triển theo chiều rộng sang phát triển hợp lý giữa chiều rộng và chiều sâu,áp dụng số hóa, phát huy các ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trongmọi lĩnh vực hoạt động, chú trọng tính hiệu quả, tính bền vững lâu dài đốivới lưới điện của EVNNPC phù hợp với quy hoạch chung của hệ thống điệnquốc gia theo đúng chỉ đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đặc biệt,Ban lãnh đạo EVNNPC nhận thức tầm quan trọng của nguồn nhân lực trongviệc phát triển doanh nghiệp bền vững. Do vậy, chúng tôi liên tục tổ chứcđào tạo nhằm nâng cao trình độ, nhận thức của CBCNV, chú trọng tới chínhsách tiền lương, thưởng, phúc lợi xã hội, xây dựng văn hóa doanh nghiệp vàcác hoạt động tập thể nhằm mục đích phát triển kỹ năng, gắn kết nhân sự.EVNNPC đang chỉ đạo áp dụng tính lương theo KPI cho toàn Tổng Công tynhằm nâng cao năng suất lao động, gắn trách nhiệm cho từng CBCNV.Tiếp bước truyền thống, Ban Lãnh đạo và tập thể 27.000 cán bộ, côngnhân viên EVNNPC ngày hôm nay quyết tâm kế thừa xuất sắc truyền thốngvẻ vang đó, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn, thách thức, góp phần làm rạngrỡ truyền thống của EVNNPC.+ PV: Điện khí hóa nông thôn là một chủ trương lớn của Đảngvà Nhà nước, đã tạo ra sự khởi sắc từng ngày đối với bộ mặtnông thôn, trong đó có nhiều vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệtkhó khăn trên phạm vi cả nước. EVNNPC luôn được ghi nhậnlà đơn vị dẫn đầu trong chương trình này, nhưng ít ai biết vềnhững gian khó, hy sinh của nhiều lớp công nhân, lãnh đạoEVNNPC. Bà có thể chia sẻ đôi điều về những hy sinh, gian khónày?- Bà Đỗ Nguyệt Ánh: Trong những năm 1996 - 1998, điện nông thônnước ta đứng trước những yêu cầu và thách thức to lớn. Hàng ngàn xã, huyệnvới hàng triệu hộ dân nông thôn mong chờ từng ngày có điện lưới quốc gia.Tỷ lệ tổn thất điện năng do các HTX, tổ chức quản lý điện ở địa phương luônở mức cao từ 35 - 45%, nhiều nơi lên đến 75%. Giá bán điện đến hộ dân nôngthôn cao gấp 5 - 7 lần giá bán điện của Chính phủ quy định.Trong thời gian đầu, việc triển khai chương trình điện khí hóa nông thôngặp rất nhiều khó khăn về vốn, cơ sở vật chất - kỹ thuật, đội ngũ cán bộ quảnlý, thiếu các quy chuẩn kỹ thuật, quy trình vận hành, phương pháp quản lýđến các mô hình quản lý… Các công trình điện nông thôn cũng hết sức khókhăn trong việc hoàn vốn về kinh tế. Trong khi đó, ngành Điện nói chung vàgiá bán điện thời điểm đó hoàn toàn được bao cấp, kiến thức về điện đối vớingười dân nông thôn cũng chưa được phổ biến rộng rãi.Đối với EVNNPC thì những thách thức ấy còn tăng lên gấp nhiều lần bởitính đặc thù trong phạm vi 27 tỉnh/thành phố phía Bắc, trong đó có tới 15tỉnh trung du và miền núi. Những khu vực này có địa hình hiểm trở nhất ViệtNam với những dãy núi cao và nhiều thung lũng sâu, hẻm vực, rất khó khăntrong công tác thi công và quản lý vận hành lưới điện. Công tác kinh doanhvà chăm sóc khách hàng cũng gặp rât nhiều khó khăn. Nhiều huyện cách xatrung tâm hành chính của tỉnh, đường xá hạ tầng và phương tiện giao thôngcòn khó khăn, khách hàng sử dụng điện là người dân tộc thiểu số, họ sốngtrên núi cao và hầu hết đều là hộ nghèo. Anh em đi thu tiền điện phải dùngphương tiện cá nhân của mình trèo đèo lội suối, có nhiều hôm đi từ sáng sớmtới trưa mới đến nơi thì khách hàng không có nhà hoặc khách hàng không cótiền để trả tiền điện, họ lại mang rổ trứng gà ra để trả.Giai đoạn 2008-2014, là giai đoạn khó khăn chung của EVN về nguồn vốnđầu tư. Muốn hóa giải được trở ngại lớn này, EVNNPC đã từng bước vậndụng các chính sách của Nhà nước, tranh thủ sự ủng hộ của các bộ, ngànhvà địa phương nhằm huy động vốn trong nước, đồng thời, hợp tác với cáctổ chức quốc tế tranh thủ nguồn vốn ưu đãi để có kinh phí đầu tư cho điệnnông thôn.Kết quả, toàn EVNNPC đã hoàn thành tiếp nhận lưới điện hạ thế của3.952 xã, đầu tư cải tạo tối thiểu để bán điện trực tiếp đến các hộ dân nôngthôn. Năm 2015, tiếp nhận được 125 xã và 211 cụm; đưa điện lưới quốc gia về24 xã (trong đó có 5 xã đảo), đóng điện cho 8.901 hộ dân nông thôn chưa cóđiện lưới quốc gia. Đưa số huyện có điện lưới quốc gia đạt 100%. Đạt mốc quan trọng đầu tiên trong thực hiện Chương trình điện khí hóanông thôn. Năm 2016, EVNNPC tiếp nhận lưới điện hạ thế của 30 xã và cụm,đưa tỷ lệ xã có điện lưới quốc gia đạt 100%; đã có 3.553 xã/5.050 xã đạt tiêuchí về điện nông thôn trong Chương trình xây dựng mục tiêu quốc gia xâydựng nông thôn mới (tiêu chí số 4), chiếm tỷ lệ 70,35%.Rồi tiếp đó, năm 2017, EVNNPC đã tiếp nhận lưới điện 133 xã, cụm và đãcó 3.615 xã đạt tiêu chí số 4 về điện nông thôn trong Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới.Tính đến cuối 2018, trên địa bàn 27 tỉnh/thành phố phía Bắc doEVNNPC quản lý, bán điện, số huyện có điện 247/247 huyện, đạt tỷ lệ 100%;5.032/5.032 xã có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 100% và 7.773.928/7.8898.983hộ dân nông thôn có điện lưới quốc gia, đạt tỷ lệ 98.54%.Với kết quả trên, EVNNPC là đơn vị dẫn đầu EVN về công tác phát triểnlưới điện và khách hàng ở khu vực nông thôn.Để hiện thực hóa được chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và Chínhphủ, đưa điện về nông thôn giúp xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế-xãhội đồng đều, bền vững giữa các vùng miền cả nước, đòi hỏi không chỉ quyếttâm cao mà còn cần đến bản lĩnh và sáng tạo của những thế hệ gắn bó vớiEVNNPC.+ PV: Không chỉ hoàn thành xuất sắc việc đưa điện đến cácbản, làng vùng sâu, vùng xa, EVNNPC còn là đơn vị tiên phongtrong việc vượt biển, đưa điện lưới ra đảo, trong đó, đảo Cô Tô làmột điển hình. Bà có thể chia sẻ về những thách thức khi phải đốidiện với những tình huống chưa từng trải qua khi chinh phục“kỳ tích” này?- Bà Đỗ Nguyệt Ánh: Năm 2013, là năm mang dấu ấn có ý nghĩa lịch sửhết sức to lớn đối với EVNNPC, đó là việc EVNNPC hoàn thành dự án đầutư xây dựng đường dây cáp ngầm xuyên biển đưa điện ra huyện đảo Cô Tô,huyện đảo tiền tiêu của Tổ quốc, nơi duy nhất Bác Hồ đã cho dựng tượngcủa Người khi còn sống trong lần ra thăm đảo năm 1961. Đây cũng là huyệncuối cùng của miền Bắc Việt Nam được cung cấp điện lưới quốc gia và đếnhết năm 2018 tất cả các đảo có dân sinh sống trên địa bàn miền Bắc đã đượcsử dụng điện.Đưa điện lên núi cao đã khó khăn, đưa điện ra đảo xa còn thách thứchơn. Vượt qua gian nan trong khâu huy động vốn từ khi dự án còn nằm trêngiấy đã khó, đến quá trình triển khai thi công các công trình xuyên biển cũngkhông hề dễ dàng. EVNNPC và các nhà thầu, các đơn vị thi công đã phải đốimặt với sự khắc nghiệt của thời tiết trên biển, giông bão, con nước thủy triềuthất thường; điều kiện thi công phức tạp, phụ thuộc hoàn toàn vào đặc thùđịa chất vùng biển… Cụ thể, với dự án kết nối lưới điện quốc gia ra đảo Cô Tô (tỉnh QuảngNinh), việc rải đường dây 110 kV bằng khinh khí cầu dù đã được tính toán kỹlưỡng và được coi là phương án khả thi nhất, thế nhưng khi triển khai, nhàthầu vẫn phải “đau đầu” bởi khí hậu biển biến đổi thất thường, gió mạnh, lạivướng nhiều tàu, bè, gây khó khăn rất lớn.Để thi công hơn 23 km cáp ngầm xuyên biển, nhà thầu đã phải sử dụngrobot chôn trực tiếp cáp ngầm dưới đáy biển và có các thiết bị hiện đại giámsát thi công dưới độ sâu 25 mét. Đây cũng là Dự án đầu tiên trong cả nướcđược thi công với công nghệ chôn ngầm cáp 22 kV dưới đáy biển. Việc khớpnối các đoạn cáp ngầm Ba Mùn – Cô Tô (với chiều dài là hơn 15 km) và CôTô-Thanh Lân (với chiều dài 2,1km) cũng như các hạng mục công trình kháccủa Dự án được khẩn trương để đóng điện. Để kịp tiến độ đóng điện cho Dựán, vào những ngày sóng nhỏ, công nhân phải làm việc 16 đến 18 giờ/ngày. Vịtrí đảo Ba Mùn có sóng rất lớn, lại thi công trong mùa mưa bão nên gặp nhiềukhó khăn. Tại những đoạn có địa hình phức tạp, đơn vị thi công đã phải xoayngang xà lan và xả cáp xuống biển rồi mới có thể tiếp tục thi công tiếp được…Năm 2013, EVNNPC đã đưa điện lưới quốc gia ra đảo Cô Tô (QuảngNinh), công trình đầu tiên kết nối lưới điện từ đất liền đến với huyện đảoxa xôi. Vượt qua nhiều khó khăn, công trình đã hoàn thành với thời gian kỷlục, chỉ 345 ngày đêm với tinh thần “thần tốc, táo bạo, sáng tạo”. Nhờ thànhcông của dự án đưa điện lưới ra đảo Cô Tô, EVN đã triển khai các dự án tiếptheo, đưa điện lưới quốc gia ra đảo Phú Quốc (Kiên Giang), Lý Sơn (QuảngNgãi)...+ PV: Xin trân trọng cảm ơn bà!