Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

“Cảng xanh - hướng đến phát triển bền vững, vươn ra biển lớn”

Trần Quý

Thứ tư, 04/12/2024 - 17:27

(Thanh tra) -  Là nội dung của buổi tọa đàm do Báo Giao thông phối hợp với Cục Hàng hải Việt Nam (HHVN) tổ chức sáng nay (04/12), tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Các đại biểu tham dự buổi Tọa đàm. Ảnh: TQ

Việt Nam đã ký kết tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26). Để thực hiện cam kết đến 2050 Việt Nam sẽ đạt mức phát thải ròng bằng "0".

Ngày 25/7/2022 Chính phủ đã ban hành Quyết định số 888/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 của các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu.

Ngành Hàng hải là một trong những đơn vị của ngành Giao thông vận tải (GTVT) quyết liệt trong việc thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến Net Zero vào năm 2050.

Trên cơ sở phê duyệt của Bộ GTVT, từ tháng 6 năm 2021, Cục HHVN đã ra Quyết định số 710/QĐ-CHHVN ban hành kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển cảng xanh tại Việt Nam.

Đề án đưa ra 6 nhóm tiêu chí để đánh giá mức độ đạt cảng xanh tại các cảng và lộ trình thực hiện từng năm, từ sự tự nguyện của các cảng, đến bắt buộc sau năm 2030.

Qua đánh giá, nhiều cảng biển Việt Nam đã đáp ứng được tiêu chí cảng xanh như: Tân cảng Cát Lái, Tân cảng - Cái Mép Thị Vải, cảng Gemadept Dung Quất, cảng Đà Nẵng, cảng Container Quốc tế Tân cảng Hải Phòng (TC-HICT), cảng Nam Đình Vũ...

Các cảng biển lớn, mới đầu tư đã được trang bị các thiết bị, phương tiện bốc xếp hàng hóa hiện đại, tự động, sử dụng điện giúp giảm thiểu chi phí lao động, tăng năng suất và cải thiện hiệu quả công việc và giảm phát thải khí nhà kính ra môi trường. Nhiều cảng đã có những bước đi đầu tiên trong lộ trình chuyển đổi cảng xanh.

Phát biểu tại buổi tọa đàm, ông Phạm Hoài Trung, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Công ty TNHH Tư vấn Thực hành Phát triển Bền vững Greengo cho rằng, cảng xanh là xu thế tất yếu trong hội nhập và phát triển. Để đạt được tiêu chí cảng xanh, theo ông Trung các doanh nghiệp cần nâng cao nhận thức và tính cam kết sẵn sàng, xác định bối cảnh và lập kế hoạch thực hành cụ thể. Việc thực hành cần bắt đầu từ những công việc cơ bản đầu tiên, bao gồm lập kế hoạch đào tạo các kiến thức và nhận thức cơ bản về phát triển bền vững theo các tiêu chí ESG (bộ 3 tiêu chuẩn để đo lường những yếu tố liên quan đến định hướng và hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp).

Theo ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục HHVN, hệ thống cảng biển Việt Nam được chia thành 5 nhóm với 34 cảng, mỗi năm đều có mức tăng trưởng hai con số, đây là một mức tăng trưởng tốt và đáng chú ý. Nguồn đầu tư về cảng và hàng hải đang đổ dồn vào Việt Nam, tạo cơ hội để trở thành trung tâm trung chuyển lớn.

“Mặc dù, chúng ta có nhiều thuận lợi về dư địa đất đai, biển và bờ biển, nhưng cần chọn hướng phát triển nào để đảm bảo xanh, sạch”, ông Giang đặt vấn đề.  

Theo ông Giang, trong những năm qua, Cục HHVN đã đề xuất và phê duyệt nhiều nội dung liên quan đến phát triển cảng xanh. Xanh không chỉ là trồng thêm cây cho mát mẻ, mà còn bao gồm làm sạch nước thải, sử dụng quy trình điện tử để tối ưu hóa, sắp xếp container thông minh, tận dụng năng lượng mặt trời, và giảm thiểu các tác động tiêu cực đến môi trường…

“Chuyển đổi xanh tuy khó khăn nhưng có thể bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, như tối ưu thời gian xếp hàng và sắp xếp container, trước khi chuyển đổi sang năng lượng sạch cần kêu gọi đầu tư vào các nhà máy sản xuất nhiên liệu sạch tại các cảng để thu hút thêm tàu xanh”, ông Giang nhấn mạnh.

Hệ thống cảng biết Việt Nam cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm bắt kịp tiến trình cam kết phát thải CO₂ (Net-Zero) vào năm 2040. Ảnh: TQ

Theo TS Hoàng Hiệp, Phó tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tư vấn Thiết kế Cảng - Kỹ thuật Biển để đạt được tiêu chí “Cảng xanh - hướng đến phát triển bền vững, vươn ra biển lớn” cần áp dụng khẩn trương, hiệu quả chuyển đổi số cơ sở hạ tầng cảng biển.

“Đối với cảng xanh, công nghệ chuyển đổi số đóng vai trò quan trọng. Thời gian qua, đơn vị đã triển khai nhiều ứng dụng hỗ trợ lớn trong quá trình chuyển đổi số cơ sở hạ tầng cảng biển và đã đạt được những kết quả nhất định, mô hình số hóa toàn bộ trên 20 km tại cảng biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu là một minh chứng”, TS Hiệp nói.

Tại buổi tọa đàm, ông Nguyễn Xuân Kỳ, Tổng Giám đốc CMIT (Cảng Quốc tế Cái Mép) đã trình bày về tác động của cam kết giảm CO₂ đối với bối cảnh cảng biển Việt Nam.

Theo ông Kỳ, chương trình "The Climate Pledge" (Cam kết Thân thiện với Khí hậu) do Amazon đồng sáng lập là một cam kết của các công ty hàng đầu thế giới ở nhiều ngành nghề nhằm đạt trạng thái không phát thải CO₂ (Net-Zero) vào năm 2040.

“"The Climate Pledge" cam kết thúc đẩy đầu tư vào việc phát triển các sản phẩm và dịch vụ có phát thải carbon thấp. Mục tiêu của chương trình là đạt được tình trạng không phát thải carbon trước 10 năm so với Hiệp định Paris (vào năm 2040 thay vì năm 2050). Do đó, để bắt kịp tiến trình cam kết phát thải CO₂ (Net-Zero) vào năm 2040, ngay từ bây giờ hệ thống cảng biết Việt Nam cần phải triển khai đồng bộ các giải pháp”, ông Kỳ nhấn mạnh.

Thượng tá Vũ Anh Tuấn, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cảng Xanh, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn (Bộ Quốc phòng) cho biết, Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đang triển khai xanh hóa cảng theo 2 giai đoạn, giai đoạn đầu (năm 2009): Tất cả các hoạt động xuất phát từ nhu cầu và lợi ích thực tế nhằm tiết kiệm chi phí. Tân Cảng đã chuyển đổi từ sử dụng dầu diesel sang sử dụng điện toàn bộ, giúp chi phí hàng năm giảm từ 200 tỷ đồng xuống còn 66 tỷ đồng. Đồng thời, chuyển đổi này giúp tối ưu hóa quản trị điều hành, công nghệ sản xuất, và dự trữ vật tư sửa chữa.

Giai đoạn 2, chuyển đổi sang sử dụng pin năng lượng mặt trời và năng lượng tái tạo là một thách thức lớn. Ông Tuấn chia sẻ rằng, doanh nghiệp đã phải đi nước ngoài để học hỏi công nghệ sử dụng năng lượng sạch, nhưng chi phí rất lớn, gấp hai đến ba lần chi phí bình thường. Đây được xem là rào cản lớn nhất đối với các doanh nghiệp cảng biển.

Ông Tuấn kiến nghị Chính phủ cần có các chính sách hỗ trợ để doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn tín dụng xanh, giúp vượt qua các rào cản về chi phí trong chuyển đổi năng lượng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng muốn “xóa” lối đi riêng ưu tiên cho hành khách?

Cảng Hàng không Quốc tế Đà Nẵng muốn “xóa” lối đi riêng ưu tiên cho hành khách?

(Thanh tra) - Trên thực tế các cảng hàng không là một dạng độc quyền do đều nằm trong sự quản lý, điều hành của Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) - trừ Sân bay Vân Đồn, do đó, nhất thiết phải có vai trò giám sát, quản lý của Nhà nước không để tình trạng "muốn làm gì thì làm", "muốn thu gì thì thu", PGS.TS Nguyễn Thiện Tống cho biết.

Công Thắng - Thành Nam

17:49 04/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm