Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thanh tra Bộ Xây dựng chuyển đơn gửi UBND TP Hà Nội đề nghị giải quyết

Nam Dũng

Thứ năm, 03/10/2024 - 21:17

(Thanh tra) - Trước phản ánh của người dân về dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân không đúng với các quy định pháp luật, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có văn bản chuyển đơn kiến nghị, phản ánh, gửi UBND Hà Nội đề nghị giải quyết và báo cáo kết quả.

Người dân còn nhiều thắc mắc trong công tác đền bù GPMB, nhưng chưa được chủ đầu tư dự án cải tạo, mở rộng đường Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân giải đáp. Ảnh: Người dân cung cấp

Ngày 10/9/2024, Thanh tra Bộ Xây dựng đã có Văn bản số 510/TTr-TTrXDI về việc chuyển đơn kiến nghị, phản ánh, gửi UBND TP Hà Nội, nội dung nêu rõ: Ngày 29/8/2024, Thanh tra Bộ Xây dựng nhận được các đơn của nhiều công dân có địa chỉ ở phố Nguyễn Tuân, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân.

Các đơn có nội dung chính: Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của UBND quận Thanh Xuân để thực hiện dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân không đúng với các quy định pháp luật; dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân không theo quy hoạch phân khu được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Sau khi xem xét nội dung đơn, căn cứ theo quy định của pháp luật, Thông tư số 05/2021/TT-TTCP ngày 1/10/2021 của Thanh tra Chính phủ quy định quy trình xử lý đơn khiếu nại, đơn tố cáo, đơn kiến nghị, phản ánh, thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng, Thanh tra Bộ Xây dựng chuyển đơn của các công dân đến UBND TP Hà Nội để được xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả giải quyết đến Thanh tra Bộ Xây dựng.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân cho biết: Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân do UBND quận Thanh Xuân làm chủ đầu tư, giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng quận Thanh Xuân thực hiện nhiệm vụ của chủ đầu tư.

Dự án xây dựng mở rộng theo quy hoạch phần còn lại của phố Nguyễn Tuân (từ đầu ngõ 162 Nguyễn Tuân đến nút giao đường Nguyễn Trãi), chiều dài 720m, chiều rộng mặt cắt ngang 21m (lòng đường 15m, vỉa hè 2x3m). Hè đường lát đá tự nhiên, bố trí biển báo giao thông và sơn kẻ mặt đường. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật bao gồm: Cây xanh, hệ thống cấp điện, cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, viễn thông, đấu nối hạ tầng chung khu vực.

Công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án: Dự án cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân, quận Thanh Xuân với tổng diện tích đất thu hồi GPMB là 14.334m² đất của 172 trường hợp (gồm 10 tổ chức, 160 hộ gia đình, cá nhân; 6/10 hộ của khu nhà tập thể 2 tầng và đất giao thông do UBND phường quản lý).

Cũng theo số liệu Ban Quản lý dự án quận Thanh Xuân cho biết, đến nay, UBND quận đã ban hành các quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với 10 tổ chức và 160 hộ gia đình, cá nhân, với tổng diện tích thu hồi là 3.814,7m² và số tiền là 73,858 tỷ đồng. Trong tổng số 160 hộ dân: 74 hộ đã nhận tiền bồi thường hỗ trợ và ký biên bản bàn giao mặt bằng.

Còn 84 hộ chưa đồng ý nhận tiền, bàn giao mặt bằng: UBND quận đã ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và dự kiến tổ chức cưỡng chế thu hồi đất trong quý 4/2024.

Có 6/10 hộ của khu tập thể 2 tầng, hiện UBND quận Thanh Xuân báo cáo UBND Thành phố, Sở Tài nguyên và Môi trường chính sách bồi thường, hỗ trợ cho các hộ và đất giao thông do UBND phường quản lý.

Những khó khăn trong công tác GPMB dự án: Một số hộ dân sử dụng đất chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có nguồn gốc đất là đất nông nghiệp, giao thông, lưu không... không đủ điều kiện được bồi thường về đất. UBND quận đã báo cáo TP đề xuất chính sách hỗ trợ, tuy nhiên, chính sách hỗ trợ về đất được chấp thuận (đơn giá hỗ trợ) chưa được sự đồng thuận của người dân.

Quá trình thực hiện công tác GPMB, nhiều hộ dân không đồng thuận thực hiện dự án dẫn đến nhiều đơn thư, khiếu kiện kéo dài, cụ thể:

Đơn khiếu nại lần 1 (UBND quận): Từ năm 2022 đến nay, UBND quận Thanh Xuân đã tiếp nhận, thụ lý 65 đơn khiếu nại của công dân và đã ban hành giải quyết khiếu nại đối với 65 trường hợp có đơn.

Đơn khiếu nại lần 2 (UBND TP): UBND TP tiếp nhận 14 đơn khiếu nại lần 2 của công dân và đã giao Thanh tra thành phố thụ lý, giải quyết. Đến nay, UBND TP đã ban hành quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 đối với 2 trường hợp.

Đơn khởi kiện gửi Tòa án Nhân dân Hà Nội: UBND quận đã phối hợp, làm việc và cung cấp hồ sơ gửi Tòa án Nhân dân Hà Nội đối với 19 đơn khởi kiện của công dân. Tòa án Nhân dân tiến hành xét xử và đã ban hành 19 bản án với kết quả: Bác yêu cầu khởi kiện của công dân. Hiện nay công dân tiếp tục khiếu kiện phúc thẩm lên Tòa án Nhân dân Cấp cao.

Trong quá trình thực hiện công tác GPMB dự án, nhiều hộ dân không đồng thuận triển khai dự án, UBND quận Thanh Xuân thường xuyên tổ chức tuyên truyền vận động, đối thoại, giải quyết đơn thư để làm rõ về mục tiêu của dự án, hồ sơ pháp lý dự án, các chính sách cũng như quyền lợi của công dân trong công tác đền bù GPMB.

Đối với các hộ dân sử dụng đất có nguồn gốc là đất nông nghiệp tự sử dụng, đất lưu không... không đủ điều kiện để được bồi thường về đất theo quy định. Để đảm bảo quyền lợi cho công dân, UBND quận đã có các văn bản báo cáo đề xuất chính sách (tại Văn bản số 1843/UBND-HĐBT ngày 11/11/2021, Văn bản số 915/UBND-HĐBT ngày 2/6/2023...) và được UBND TP xem xét, chấp thuận hỗ trợ cho người dân (tại Văn bản số 1961/UBND-TNMT ngày 23/6/2022 và Văn bản số 3287/UBND-TNMT ngày 6/10/2023) với nội dung: Hỗ trợ bằng 30% giá đất ở theo Quyết định 30/2019/QĐ-UBND đối với phần đất có xây dựng nhà ở trước 15/10/1993; hỗ trợ bằng 20% đối với phần đất có xây dựng nhà ở từ ngày 15/10/1993 đến trước ngày 1/7/2004.

Còn nội dung đề xuất bổ sung tái định cư cho các hộ (tại Văn bản số 1846/UBND-HĐBT ngày 14/8/2024), UBND TP Hà Nội đã giao sở, ngành xem xét, tham mưu giải quyết. Trong thời gian tiếp theo, UBND quận tiếp tục chỉ đạo các đơn vị có liên quan, trên cơ sở nguyện vọng của người dân, tiếp tục rà soát để báo cáo thành phố bổ sung chính sách cho người dân (nếu phù hợp).

Nói về vấn đề người dân đề nghị xác định chưa rõ nguồn gốc đất, đây là điểm mấu chốt, quan điểm của quận Thanh Xuân về vấn đề này thuộc thẩm quyền của UBND phường Thanh Xuân Trung. Trong quá trình GPMB, UBND phường căn cứ hồ sơ lưu trữ, hệ thống bản đồ qua các thời kỳ, hồ sơ quản lý đăng ký đất đai cũng như hồ sơ do công dân cung cấp để xác nhận nguồn gốc đất của các hộ dân.

Quá trình hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư quận phê duyệt phương án cho các hộ dân đã tổ chức thẩm định, kiểm soát kỹ từng trường hợp cụ thể. Nội dung này công dân cũng đã có nhiều đơn thư, khiếu nại, khiếu kiện. Tòa án, Thanh tra Thành phố và quận đã giải quyết và làm rõ về nguồn gốc đất của người dân.

Theo nhiều người dân, họ ủng hộ việc thực hiện dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân, nhưng phải tuân thủ đúng các quy định pháp luật. Ảnh: ND

Người dân cho biết, đã thắc mắc và nhiều lần yêu cầu nhưng chưa được giải đáp việc thực hiện không đúng Quyết định số 6631/QĐ-UBND ngày 2/12/2015 của UBND TP Hà Nội về việc phê duyệt quy hoạch H2-2 với chiều rộng mặt đường Nguyễn Tuân theo quy hoạch là 25-30m. Tuy nhiên, tại Quyết định số 6023/QĐ-UBND ngày 31/10/2018 của UBND TP Hà Nội phê duyệt chỉ giới đường đỏ thì chiều rộng mặt đường chỉ còn 21m.

Theo khoản 2, Điều 14 Luật Xây dựng: Yêu cầu và nguyên tắc tuân thủ đối với quy hoạch xây dựng: Việc thực hiện chương trình, hoạt động đầu tư xây dựng… phải tuân thủ quy hoạch xây dựng đã được phê duyệt…

Cấp độ quy hoạch xây dựng phải đảm bảo thống nhất và phù hợp với quy hoạch có cấp độ cao hơn.

Như vậy, dự án thành phần đường Nguyễn Tuân nằm trong quy hoạch H2-2 đã không tuân thủ quy hoạch H2-2.

Theo Điều 20 Luật Xây dựng năm 2014: Trình tự lập, phê duyệt quy hoạch xây dựng: Quy hoạch xây dựng được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch xây dựng và được thực hiện theo trình tự như sau: Điều tra khảo sát thực địa; thu thập bản đồ, tài liệu, số liệu về điều kiện tự nhiên… quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh có liên quan để lập đồ án quy hoạch xây dựng.

Ngày 31/10/2018, UBND TP Hà Nội có Quyết định số 6023/QĐ-UBND phê duyệt hồ sơ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Nguyễn Tuân khi chưa có/chưa lập hồ sơ bản vẽ chỉ giới đường đỏ.

Theo hồ sơ dự án, mãi đến ngày 10/1/2019, bản vẽ chỉ giới đường đỏ tuyến đường Nguyễn Tuân mới được Viện Quy hoạch - Xây dựng lập và hoàn thành. Ngày 15/3/2019, bản vẽ chỉ giới đường đỏ mới được Sở Quy hoạch - Kiến trúc xác nhận.

Được biết, tại Quyết định số 3854 của UBND quận Thanh Xuân về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cải tạo, mở rộng theo quy hoạch tuyến phố Nguyễn Tuân với tổng vốn đầu tư hơn 399,1 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách quận. Trong đó, chi phí GPMB hơn 277 tỷ đồng, chi phí xây dựng khoảng 56 tỷ đồng, chi phí dự phòng là hơn 52,2 tỷ đồng… 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm