Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tài nguyên bán như... rau

Hoàng Long

Thứ năm, 16/07/2020 - 18:01

(Thanh tra)- Tại Hoà Bình, tài nguyên được nhóm lợi ích rao bán như... mớ rau. Thuận mua, vừa bán thì những mảng rừng xanh mướt bị chọc, khoét tan tành để lấy đất đem đi tiêu thụ. Tiền chảy về túi nhóm lợi ích, còn lại là môi trường bị huỷ hoại, ô nhiễm thì để lại cho xã hội, Nhà nước thất thu và nhiều hệ luỵ khác.

Tiền chảy về túi nhóm lợi ích, còn lại là môi trường bị huỷ hoại, ô nhiễm thì để lại cho xã hội, Nhà nước thất thu và nhiều hệ luỵ khác. Ảnh: Hoàng Long

Như phản ánh, UBND tỉnh Hoà Bình không cấp phép khai thác đất thế nhưng tại thôn Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ, huyện Lạc Thuỷ, khu vực hàng nghìn m2 đất rừng sản xuất như biến thành “đại công trường”. Máy xúc cỡ lớn ầm ầm bổ vào những quả đồi. Đất liên tục được moi ra, chất lên xe trọng tải lớn chở đi tiêu thụ.

Tương tự, vừa “khoác áo” dự án trang trại nuôi lợn giống công nghệ cao tại thôn Thung Voi, xã Hưng Thi, cả vệt núi, đồi xanh mướt bị san phẳng để lấy đất đem đi tiêu thụ, bất chấp UBND tỉnh không cấp phép khai thác đất tại đây.

Xót xa trước cảnh những mảnh rừng sản xuất, đồi, núi tan tành, chúng tôi đã vào cuộc tìm hiểu và bất ngờ tìm ra nhóm lợi ích đứng sau thao túng hoạt động khai thác đất trái phép trên địa bàn huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình.

Thuận mua, vừa bán thì những mảng rừng xanh mướt bị chọc, khoét tan tành để lấy đất đem đi tiêu thụ.

Bước đầu, chúng tôi xác định được đường đi của đất lậu và các hình thức giao dịch công khai, trắng trợn của nhóm người này.

Theo phản ánh của người dân, K. V. L, sinh năm 1977, trú tại thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình là một “mắt xích” quan trọng trong nhóm người thao túng việc khai thác đất trái phép tại huyện Lạc Thuỷ, tỉnh Hoà Bình. Nhóm này sử dụng việc san lấp mặt bằng để thực hiện dự án hoặc cải tạo đất làm “tấm bình phong” để thực hiện hành vi khai thác đất, vận chuyển đi tiêu thụ trái phép.

Trong vai người đi mua đất, chúng tôi xin được số điện thoại và dễ dàng tiếp cận K. V. L. Sau nhiều lần liên hệ, thông qua số điện thoại 0971 276 xxx, K. V. L báo giá việc bán đất như sau: “Mỗi khối đất san lấp, vận chuyển từ thôn Rộc Trụ 2, xã Khoan Dụ ra tới cảng Yên Bồng, trút xuống tàu có giá 39.000 đồng/m3. Còn loại đất màu đỏ, bán cho các nhà máy gạch tuynel để sản xuất gạch có giá 50.000 đồng/m3. Ở đây, đổ xuống tàu là phải trả tiền luôn.

Có giấy phép khai thác đầy đủ mà nhưng bọn anh không xuất hoá đơn. Muốn có hoá đơn thì bọn anh chỉ chỗ cho mà mua chứ bọn anh không xuất hoá đơn!

Cả khu vực đấy có mỗi mình anh có đấy thôi, có thằng nào chở được ra tàu ngoài anh đâu. Anh làm khép kín, có cả mỏ, ôtô, máy xúc, cảng cũng của anh chứ bọn anh không làm lang thang. Cho nên nguồn đất gạch là bọn anh khống chế được hết. Chất lượng phải tốt, số lượng phải đảm bảo.

 Bọn anh chỉ có mưa là chịu thôi, còn nắng là chấp hết. Anh có 3 cảng bây giờ anh chạy từ đường Hồ Chí Minh xuống là anh đổ xuống cảng bên trên Yên Bồng, là của Tân Đức Việt, ngay chỗ cổng chào Lạc Thuỷ. Ngày nào bọn anh cũng bán đi 4 tàu ở đấy. Ngày nào cũng thế!

 Mỏ của anh có nhiều điểm lắm. Hết trên đường Hồ Chí Minh với cả Yên Bồng, Khoan Dụ. Chỗ trên thì Thanh tra, nó làm căng quá, nó bảo chuyển thì anh chuyển. Đưa em đi cả 3 điểm luôn” - trích nguyên văn lời nói khi trao đổi với phóng viên.

Sau khi đã thống nhất, tại một nhà máy gạch cạnh cảng Yên Bồng (Công ty Gốm Mỹ HB), chúng tôi được một người tên Dũng dẫn vào “đại công trường” tại thôn Rộc Trụ 2 xã Khoan Dụ (khu đất rừng sản xuất - PV) để thăm mẫu đất.

Tại đây, chúng tôi trực tiếp ghi hình lại cảnh máy múc, xe cơ giới hoạt động ầm ầm để khai thác đất trái phép. Xe trọng tải lớn liên tục “ăn no” đất rồi chở ra ngoài, đem đi tiêu thụ.

Sau đó quay lại địa điểm cũ và thực hiện việc đặt cọc, giao dịch. Theo hướng dẫn của K. V. L, chúng tôi chuyển tiền đặt cọc vào tài khoản cá nhân mang tên K. V. L số tài khoản 3010205000xxx.

K. V. L khẳng định: “Nếu không lấy đất ở Khoan Dụ, có thể lấy đất gần đường mòn Hồ Chí Minh (tức dự án Trang trại nuôi lợn giống công nghệ cao của Công ty CP Dinh dưỡng Hồng Hà tại thôn Thung Voi xã Hưng Thi)”.

Nhận tiền đặt cọc xong, nhiều ngày sau đó, K.V.L liên tục giục chúng tôi cho tàu tới Cảng Yên Bồng nhận đất và hoàn tất việc chuyển tiền mua đất cho nhóm người này.

Điều đáng nói, quá trình tác nghiệp, khi thấy chúng tôi có vẻ lo lắng việc lực lượng chức năng phát hiện, xử lý việc khai thác đất trái phép thì nhóm người này lập tức tuyên bố không phải lo, “luật lá đã được bao hết cả rồi”!

Sau nhiều ngày ghi nhận thực tế tại huyện Lạc Thuỷ, chúng tôi nhận thấy những tuyên bố trắng trợn của nhóm lợi ích không phải lời nói hão, bởi lẽ hoạt động khai thác đất trái phép có tính hệ thống, quy mô lớn, kéo dài như vậy vẫn ngang nhiên diễn ra.

Trước thực trạng nêu trên, dư luận không khỏi thắc mắc, có hay không việc nhiều cán bộ cố tình không thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao để nhóm lợi ích ngang nhiên “tự tung, tự tác” đục khoét tài nguyên, kiếm lợi bất chính!?

Thiết nghĩ, Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Hoà Bình cần sớm kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi khai thác đất trái phép quy mô lớn, thu lợi bất chính, tàn phá môi trường tại huyện Lạc Thuỷ trong thời gian vừa qua.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm