Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Quyền lợi của người dân có bị thiệt thòi tại dự án nông nghiệp công nghệ cao?

Thanh Uyên

Thứ ba, 27/04/2021 - 21:01

(Thanh tra)- Một số hộ dân tại thôn Tứ, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang khiếu nại về việc một số diện tích đất đang có dấu hiệu bị hợp thức hóa thành đất công ích của địa phương. Sau đó, khu đất này được giao cho Công ty TNHH Hưởng Dung triển khai làm dự án nông nghiệp công nghệ cao.

Khu đất được cho thuê triển khai dự án nông nghiệp công nghệ cao tại thôn Tứ, xã Lương Phong, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Ảnh: T.V

Tuy chưa được sự chấp thuận bồi thường của người dân, nhưng hiện tại doanh nghiệp này đã đưa máy móc vào san gạt, ủi đất để tiến hành triển khai dự án.

Ông Đoàn Ngọc Quang, người dân thôn Tứ cho biết: “Là những người đang quản lí và canh tác tại khu đất này, chúng tôi hoàn toàn bất ngờ khi doanh nghiệp đưa máy móc vào làm dự án trên đó. Doanh nghiệp cũng chưa hề có thỏa thuận với người dân chúng tôi trước khi đưa máy móc vào hoạt động”.

Nói về khu đất trên, ông Quang cho biết: "Trước đây tôi nằm trong danh sách ban thanh tra ruộng đất nên tôi nắm rất rõ khu đất này. Trước đây khoảng hơn 40.000 m2 đất Đồng Riềng thuộc sự quản lý trực tiếp của thôn. Trong đó có rất nhiều hộ dân sử dụng và canh tác từ năm 1991.

Đến năm 2004, khu đất này được thực hiện theo chủ trương dồn điền đổi thửa đối với những diện tích đất nông nghiệp để thuận tiện cho việc canh tác, sản xuất và phát triển nông nghiệp theo hướng mới.

Sau này khu đất này đã được xác định là quỹ đất công ích 5% và được giao cho một doanh nghiệp triển khai dự án (dự án may của Công ty Hà Phong - PV) nhưng các hộ dân trong thôn không đồng ý nên dự án đã phải chuyển đi nơi khác."

Ông Trần Văn Hòe, nguyên Trưởng thôn Tứ cũng cho biết: Chúng tôi không đồng ý giao số đất nông nghiệp (được xác định là đất 5%) này cho Công ty Hưởng Dung thuê 49 năm tại Quyết định số 964/QĐ-UBND của tỉnh Bắc Giang ngày 23/10/2020. Vì việc này đã xâm phạm quyền và lợi ích của nhân dân, nhất là 956 khẩu được chia ruộng năm 1992.

Theo ông Hòe thì căn cứ vào sổ địa chính xã Lương Phong ngày 25/05/1992, tổng số nhân khẩu được nhận ruộng là 956, tổng số diện tích được chia là 449.592 m2. Đến năm 2004, thực hiện dồn điền đổi thửa đã giao cho nhân dân canh tác là 388.761 m2.

Đến năm 2018 lại tiếp tục chia bổ sung cho 869 nhân khẩu (mỗi khẩu là 26,9 m2) với tổng diện tích là 23.400 m2. Tổng cả hai đợt là 412.161 m2. So với năm 1992, các định xuất vẫn đang bị thiếu hụt tới nay vẫn chưa được trả cho người dân.

Các hộ dân cũng cho biết, năm 2004, diện tích đất nông nghiệp đã được sử dụng vào mục đích công ích là 24.232 m2, tính ra số đất công ích tương đương khoảng 8,7%.

“Việc UBND tỉnh Bắc Giang và huyện Hiệp Hòa xác định 13456,6 m2 đất nông nghiệp khu Đồng Giềng là quỹ đất 5% để giao cho Công ty TNHH Hưởng Dung triển khai dự án là không phù hợp, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của nhân dân và đặc biệt là 959 định suất được nhận ruộng năm 1992,” ông Quang cho biết.

Những người dân cũng đã cung cấp Kết luận thanh tra số 12/KL-TTr ngày 30/2/2007 của Thanh tra huyện Hiệp Hòa, trong đó cũng đã nêu rõ: Sau dồn điền đổi thửa năm 2004 - 2005, thôn Tứ đã để tổng diện tích đất công ích là 71.121 m2 bao gồm: Diện tích ở khu đồng Giềng là 40.164 m2, diện tích làm đường, mương là 16.104 m2, diện tích khoán ở các vùng là 14.853 m2.

Như vậy, sau dồn điền đổi thửa, thôn Tứ để quỹ đất công ích là 71.121 m2. So với tổng diện tích mặt bằng đất nông nghiệp của thôn thì quỹ đất công ích tỷ lệ là 71.121 m2/470.297 m2=15%. Tỷ lệ đất công ích này so với quy định của Luật Đất đai năm 2003 cao hơn là 10%. Công dân tố cáo lãnh đạo thôn Tứ đã để quỹ đất công ích quá 5% là đúng.

Ông Hoàng Công Bộ, Chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa, Bắc Giang cho biết: Dự án nông nghiệp công nghệ cao của Công ty TNHH Hưởng Dung đã được UBND tỉnh phê duyệt cho thuê đất, và nằm trong quy hoạch Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện và đây là dự án theo hình thức thỏa thuận, giữa doanh nghiệp và các hộ dân liên quan đã có sự thỏa thuận và đền bù, mua gần hết.

Tuy nhiên, khi dự án đi vào khởi động thì một số hộ dân có thể có lý do cá nhân, đã đứng ra phản đối.

Cũng theo ông Bộ, trước đây, Công ty Hà Phong đã làm thủ tục để thực hiện dự án tại khu vực này. Tuy nhiên, cũng bị các hộ dân phản đối và họ đã chuyển đi nơi khác. Những kiến nghị của các hộ dân sau đó cũng đã được Thanh tra tỉnh xem xét và giải quyết.

Cũng nói thêm rằng, phát triển các dự án nông nghiệp công nghệ cao là một trong những chủ trương của huyện và huyện đã phải mất rất nhiều công sức để mời các nhà đầu tư về nhằm phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên đã gặp phải những vướng mắc như vậy và công dân cũng gửi đơn thư đi rất nhiều nơi. Cá nhân ông cũng muốn báo chí vào cuộc, nêu rõ sự việc từ đó phát triển kinh tế khu vực này đó cũng là chủ trương của huyện.

Thiết nghĩ để tránh tình trạng khiếu kiện vượt cấp kéo dài, chính quyền và doanh nghiệp cần lắng nghe ý kiến của người dân, đối thoại để tìm được tiếng nói chung, vừa đảm bảo phát triển kinh tế, vừa đảm bảo công bằng cho người dân khi Nhà nước thu hồi đất.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm