Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nhiều vấn đề cần được làm rõ để người dân đồng thuận giao đất

Nam Hà

Thứ năm, 19/10/2023 - 14:07

(Thanh tra) - UBND huyện Bình Chánh cho biết, công tác thu hồi đất tại Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế TP HCM đạt tỷ lệ 97,14%, còn 9 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng… Tuy nhiên, qua tiếp xúc, nhiều vấn đề người dân đang thắc mắc, đặt nghi vấn chưa được chính quyền làm rõ…

Theo UBND huyện Bình Chánh, hiện còn 9 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng với diện tích hơn 9.500m2. Ảnh: A.X

Theo thông tin từ UBND huyện Bình Chánh, hiện còn 9 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng, với diện tích 9.526,1m2/333.208m2, chiếm tỷ lệ 2,86% (vị trí thuộc Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2)…

Về pháp lý của dự án này, UBND huyện Bình Chánh cho rằng, Văn bản số 3110/UBND-ĐTMT ngày 19/5/2008 của UBND TP HCM về việc chọn vị trí xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP chỉ là văn bản chấp thuận chủ trương. Còn việc thực hiện thu hồi đất theo vị trí và bản đồ ranh thu hồi đất đã được xác định ban hành kèm theo Văn bản số 485/UBND-ĐTMT ngày 1/2/2010 của UBND TP HCM là cơ sở pháp lý được áp dụng xuyên suốt từ khi thực hiện dự án đến nay…

Trong quá trình thu thập hồ sơ và tiếp xúc với những người dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án, nhiều vấn đề đến nay người dân thắc mắc, đặt nghi vấn về pháp lý của dự án vẫn chưa được giải thích thỏa đáng.

Năm 2017, Thủ tướng mới có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2). 9 hộ dân chưa đồng ý bàn giao mặt bằng đã bị UBND huyện Bình Chánh ban hành quyết định thu hồi đất từ năm 2012, 2013. Ảnh: Nam Hà

Thứ nhất, liên quan tới vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

Ngày 27/12/2007, UBND huyện Bình Chánh ban hành Quyết định số 6768/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu dân cư phía Tây đường Nguyễn Cửu Phú (khu II) tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (diện tích 184ha).

Ngày 19/5/2008, UBND TP HCM có Văn bản số 3110/UBND-ĐTMT về việc chọn vị trí xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP. Theo văn bản này, UBND TP HCM chấp thuận theo đề xuất của Sở Y tế về chọn khu đất diện tích 31,12ha tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh để xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP…

Tiếp đó, ngày 15/6/2008, UBND TP HCM có Văn bản số 3793/UBND-ĐTMT chỉ đạo nhiều sở, ngành liên quan và UBND huyện Bình Chánh triển khai nhiều nội dung để thực hiện dự án… như công tác lập quy hoạch 1/500; lập, phê duyệt và công bố phương án tổng thể về bồi thường hỗ trợ và tái định cư trước khi thu hồi đất; bố trí vốn chuẩn bị đầu tư và bồi thường; lập thủ tục thu hồi, giao đất và xây dựng công trình…

Ngày 1/2/2010, UBND TP HCM có Văn bản số 485/UBND-ĐTMT chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế tại khu đất có diện tích 333.208m2 (hơn 33,3ha) tại xã Tân Kiên và Tân Nhựt, huyện Bình Chánh. Tại văn bản này, UBND TP HCM chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh ra thông báo về chủ trương thu hồi đất theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ…

Ngày 29/11/2012, UBND huyện Bình Chánh ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 6768/QĐ-UBND về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2.000 khu dân cư phía Tây đường Nguyễn Cửu Phú (khu II) tại xã Tân Kiên, huyện Bình Chánh (diện tích 184ha).

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai (đại diện cho các hộ chưa đồng thuận giao đất) cho biết, năm 2007, UBND huyện Bình Chánh ban hành Quyết định số 6768/QĐ-UBND thì khu đất của chúng tôi (nằm mặt tiền đường Nguyễn Cửu Phú) thuộc quy hoạch là khu dân cư. Mãi tới năm 2012, UBND huyện Bình Chánh mới ban hành quyết định thu hồi, hủy bỏ Quyết định số 6768/QĐ-UBND. Câu hỏi đặt ra là, căn cứ cơ sở pháp lý nào mà từ năm 2008 tới 2010, UBND TP HCM lại phê duyệt dự án xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP rồi sau đó là dự án xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế TP trên phần đất đã được quy hoạch là khu dân cư? Việc thực hiện dự án này có căn cứ theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được HĐND TP HCM phê duyệt trước đó hay không?

Người dân đặt vấn đề: Việc điều chỉnh diện tích và quy mô dự án (từ 31,12ha lên 33,3ha; từ xây dựng 1 dự án Bệnh viện Nhi đồng TP thành xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế TP) căn cứ theo quy định nào? Ảnh: Nam Hà

Thứ hai, liên quan tới chủ trương thực hiện dự án

Ngày 14/8/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1192/QĐ-TTg phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2). Dự án thuộc nhóm A, tổng mức đầu tư 2.500 tỷ đồng…

Theo UBND huyện Bình Chánh, Văn bản số 3110/UBND-ĐTMT ngày 19/5/2008 của UBND TP HCM về việc chọn vị trí xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP chỉ là văn bản chấp thuận chủ trương. Còn việc thực hiện thu hồi theo Văn bản số 485/UBND-ĐTMT ngày 1/2/2010 của UBND TP HCM là cơ sở pháp lý được áp dụng xuyên suốt từ khi thực hiện dự án đến nay…

UBND huyện Bình Chánh cho rằng, 9 hộ chưa đồng ý bàn giao mặt bằng, với diện tích 9.526,1m2 đất có vị trí thuộc Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2)…

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai đặt vấn đề: Sau khi ban hành Văn bản số 3110/UBND-ĐTMT, UBND TP HCM đã ban hành nhiều văn bản để triển khai thực hiện  Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP (quy mô chỉ 31,12ha và chưa có “các dự án khác của ngành Y tế TP”), được thể hiện thông qua các văn bản như: Văn bản số 3793/UBND-ĐTMT ngày 16/6/2008; Thông Báo số 81/TB-VP ngày 7/10/2008; Thông báo số 800/TB-VP ngày 16/10/2008 về thực hiện  Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP. Nhiều nội dung yêu cầu triển khai thực hiện dự án này đã được UBND TP HCM chỉ đạo. Vậy những văn bản này có được coi là cơ sở pháp lý không? Tại sao lại không triển khai thực hiện  Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP với quy mô 31,12ha?

Bên cạnh đó, nội dung của Văn bản số 485/UBND-ĐTMT (năm 2010) của UBND TP HCM chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế tại khu đất có diện tích hơn 33,3ha có nhiều điểm tương đồng, giống với nội dung Văn bản số 3793/UBND-ĐTMT (năm 2008) của UBND TP HCM (quy mô dự án lúc này là 31,12ha). Tại sao Văn bản số 3793/UBND-ĐTMT không được coi là cơ sở pháp lý để thực hiện dự án?

“Nếu UBND huyện Bình Chánh cho rằng, Văn bản số 3110/UBND-ĐTMT ngày 19/5/2008 của UBND TP HCM chỉ là văn bản chấp thuận chủ trương, còn Văn bản số 485/UBND-ĐTMT ngày 1/2/2010 của UBND TP HCM là cơ sở pháp lý được áp dụng xuyên suốt từ khi thực hiện dự án đến nay thì việc thay đổi, điều chỉnh quy mô, mục tiêu của chủ trương (từ 31,12ha lên 33,3ha; từ xây dựng 1 dự án Bệnh viện Nhi đồng TP thành xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế TP) căn cứ theo quy định nào? Việc thay đổi như vậy có đúng theo trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định không?”, bà Tuyết Mai đặt vấn đề.

Năm 2012, 2013, UBND huyện Bình Chánh ban hành các quyết định thu hồi đất đối với 9 hộ dân (chưa đồng ý bàn giao mặt bằng). Tuy nhiên, thời điểm đó, người dân không biết đất của họ bị thu hồi để thực hiện dự án cụ thể nào. Ảnh: Nam Hà

Thứ ba, liên quan tới thời điểm thu hồi đất

Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2) là dự án thuộc nhóm A do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư. Đây là 1 trong những dự án nằm trong  Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai đặt vấn đề: Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2) chỉ là 1 dự án thành phần trong  Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế mà thẩm quyết phê duyệt đã phải tới Thủ tướng Chính phủ. Vậy cả  Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế có được Thủ tướng phê duyệt chủ trương đầu tư trước khi UBND TP HCM phê duyệt chủ trương? Liệu UBND TP HCM phê duyệt chủ trương này có phù hợp với quy định pháp luật?

Năm 2012, 2013, UBND huyện Bình Chánh đã ban hành nhiều quyết định thu hồi đất của người dân để thực hiện Dự án Xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế TP. Tuy nhiên, 9 hộ dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng thì cho rằng họ không biết đất của mình bị thu hồi để phục vụ dự án cụ thể nào, vì đất của họ không nằm trong phạm vi xây dựng dự án Bệnh viện Nhi đồng TP? Mãi tới gần đây, họ mới biết đất của họ bị thu hồi để thực hiện  Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2).

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai đặt vấn đề: Năm 2017, Thủ tướng mới có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư  Dự án Xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2). Vậy tại sao chính quyền không thu hồi đất của người dân sau thời điểm Thủ tướng phê duyệt chủ trương xây dựng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (Cơ sở 2) mà lại thu hồi đất của người dân từ năm 2012, 2013? Liệu việc thu hồi này có đúng quy định pháp luật?

9 hộ dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng mong muốn chính quyền sớm có câu trả lời thỏa đáng đối với những thắc mắc, nghi vấn xoay quanh việc thực hiện dự án. Ảnh: Nam Hà

Thứ tư, liên quan tới quy trình thu hồi đất

Theo Văn bản số 485/UBND-ĐTMT ngày 1/2/2010 của UBND TP HCM về chấp thuận địa điểm đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhi đồng TP và các dự án khác của ngành Y tế, UBND TP HCM có chỉ đạo Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh ra thông báo về chủ trương thu hồi đất theo quy định tại Điều 29, Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ…

“Đối chiếu các quyết định thu hồi đất của các hộ dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng thì các quyết định này đều không đưa ra căn cứ liên quan tới văn bản thông báo về chủ trương thu hồi đất mà UBND TP HCM yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Bình Chánh thực hiện. Liệu UBND huyện Bình Chánh có ban hành thông báo thu hồi đất theo yêu cầu của UBND TP HCM hay không?”, bà Nguyễn Thị Tuyết Mai băn khoăn.

Thứ năm, liên quan tới trường hợp hộ ông Nguyễn Văn Đảm, ông Nguyễn Hoàng Vũ

2 hộ này đã có đơn khiếu nại (lần 2) gửi lên UBND TP HCM về việc bồi thường, tái định cư liên quan tới dự án này từ năm 2015. Tuy nhiên đến nay chưa được UBND TP HCM ban hành quyết định giải quyết khiếu nại.

Từ năm 2015 tới nay, 2 hộ này nhiều lần làm đơn yêu cầu UBND TP HCM giải quyết đơn khiếu nại. Mới đây, ông Đảm và ông Vũ tiếp tục có đơn yêu cầu những vẫn chưa nhận được hồi âm.

Trao đổi với PV Báo Thanh tra, các hộ dân chưa đồng thuận bàn giao mặt bằng mong muốn UBND TP HCM, UBND huyện Bình Chánh sớm có câu trả lời thỏa đáng liên quan tới những vấn đề nêu trên trước khi tiến hành cưỡng chế thu hồi đất của dân. Người dân luôn ủng hộ chủ trương đầy ý nghĩa này của TP HCM nhưng những vấn đề người dân thắc mắc, kiến nghị làm rõ cần được chính quyền đưa ra câu trả lời thỏa đáng.

Ngày 29/9/2023, phóng viên Báo Thanh tra đã liên hệ làm việc và để lại nhiều nội dung câu hỏi liên quan tới vụ việc tại UBND huyện Bình Chánh. Tuy nhiên, đến nay, UBND huyện Bình Chánh chưa có thông tin phản hồi.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin vụ việc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

Lấn chiếm vỉa hè để bàn nhậu, quán nhậu Tự Do nói do khách tự kê bàn

(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.

Thanh Giang - Trang Nhung

08:00 21/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm