Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 19/12/2018 - 23:02
(Thanh tra) - Mặc dù sai phạm của doanh nghiệp khai thác mỏ đất tại xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang lên tới hàng chục nghìn m3 và vượt phép mà Chủ tịch tỉnh đã cấp đã được chỉ ra, thế nhưng, dư luận vẫn đặt ra câu hỏi: Bao nhiêu % sai phạm tại địa bàn xã này được cơ quan chức năng của Bắc Giang “khai quật” khi vẫn còn đó nhiều biểu hiện, dấu hiệu bất minh? Câu trả lời xin dành cho lãnh đạo tỉnh Bắc Giang.
Khu đất được nhiều người dân phản ánh bị khai thác vượt phép hàng chục nghìn m3 đất. Ảnh: PV
Trong 6 nội dung tố cáo) của công dân đối với một số vi phạm về quản lý, khai thác, vận chuyển, mua bán tài nguyên đất trên địa bàn xã Huyền Sơn, huyện Lục Nam, có nội dung phản ánh việc lợi dụng cấp phép mỏ khai thác đất, cải tạo hồ chứa nước, ao nuôi trồng thủy sản, ông Lê Văn Chính đã khai thác vượt mức sâu cho phép từ 15-20m, lấy đất sét từ ruộng lúa của các hộ dân thôn Vàng, thôn Văn Giang, xã Huyền Sơn đem bán, tạo vùng trũng, hố nước sâu và nguy hiểm cho người dân cũng như súc vật.
Theo báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo của công dân xã Huyền Sơn của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang (ký ban hành ngày 20/6/2018), Công ty TNHH Vận tải Sông Lục được Chủ tịch UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác với khoáng sản (sét gạch ngói) khu vực khu Non Cham, thôn Văn Giang, xã Huyền Sơn (Quyết định số 101/QĐ-UBND ngày 23/2/2017), diện tích khai thác 4,3ha; trữ lượng khai thác 85.150m3, công suất khai thác 20.000m3/năm, thời gian khai thác là 5 năm, mức sâu khai thác tương ứng với độ sâu 2,5m so với ruộng liền kề khu vực mỏ).
Sau khi được UBND tỉnh cấp phép khai thác, Công ty TNHH Vận tải Sông Lục đã thực hiện một số nội dung của giấy phép yêu cầu.
Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, công ty còn có sai phạm như: Tổ chức khai thác khoáng sản khi chưa được thuê đất; khai thác vượt độ sâu cho phép trung bình là 1,5m (tương ứng với khối lượng đất khai thác vượt sộ sâu là 27.000m3).
Mặt khác, trong quá trình khai thác, Công ty TNHH Vận tải Sông Lục đã khai thác vượt ra ngoài ranh giới diện tích được cấp phép, với diện tích vượt ra ngoài là 6.865m2, độ sâu khai thác trong diện tích vượt ra ngoài ranh giới trung bình là 3m; tổng khối lượng khai thác ra ngoài ranh giới là 20.595m2.
Với hành vi khai thác “vượt rào” trên, ngày 17/5/2018, UBND huyện Lục Nam đã kiểm tra xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty TNHH Vận tải Sông Lục 80 triệu đồng. Đồng thời, buộc nộp lại số tiền 471,674 triệu đồng là số lợi ích hợp pháp có được do thực hiện hành vi khai thác khoáng sản vượt ra ngoài ranh giới cấp phép...
Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường nêu rõ: Nội dung phản ánh của công dân là có cơ sở. Sai phạm trên đã được các cơ quan chức năng của huyện, xã kiểm tra xử lý, tuy nhiên chưa kịp thời...
“Đề nghị UBND huyện Lục Nam yêu cầu Công ty TNHH Vận tải Sông Lục nộp lại số lợi ích bất hợp pháp đối với khối lượng 27.000m3 đất sét mang đi tiêu thụ có được mà công ty đã khai thác vượt độ sâu cho phép; đồng thời yêu cầu thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng đất sét đã khai thác của năm 2018 đến thời điểm kiểm tra là 16.000m3 với tổng số tiền 317,6 triệu đồng (trong đó, thuế tài nguyên là 285,6 triệu đồng, phí bảo vệ môi trường là 32 triệu đồng)” - văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang nhấn mạnh.
Tại cuộc làm việc với PV, Bí thư Huyện ủy Lục Nam Thân Văn Dàn thừa nhận: Tại xã Huyền Sơn, việc khai thác đất diễn ra tương đối rầm rộ, chúng tôi gọi là một địa bàn “nóng” về khai thác đất. Việc cấp phép thì có khảo sát, thăm dò cho tới các khâu theo đúng quy trình nhưng khi thực hiện giao cho cấp huyện, cấp xã quản lý. Thành thử có vấn đề làm quá phép, làm sai vị trí... Tức là, không tuân thủ đầy đủ nội dung được cấp phép.
Ông Dàn cũng cho biết, “liên quan đến báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh đơn tố cáo của công dân xã Huyền Sơn của Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Giang, chúng tôi đã nắm tình hình. Thực tế, Huyện ủy đã chỉ đạo đình chỉ 6 tháng việc khai thác đất tại địa bàn xã Huyền Sơn. Về trách nhiệm, đã xử lý kỷ luật mức cảnh cáo đối với cán bộ địa chính và Chủ tịch xã, Trưởng Công an xã cũng nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
Bí thư Huyện ủy Lục Nam còn nhấn mạnh: Bí thư Đảng ủy xã đương nhiên cũng phải chịu trách nhiệm!
Kỳ II: Điều gì ẩn sau dấu hiệu mạo chữ ký?
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải