Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trần Nguyễn
Thứ sáu, 22/04/2022 - 20:22
(Thanh tra) - Hàng chục người dân ở xã Quảng Phú (huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông) có đơn gửi các cơ quan có thẩm quyền, phản ánh việc đất sản xuất của họ bị sạt lở, trôi xuống sông do doanh nghiệp khai thác cát trên sông Krông Nô gây ra.
Bờ sông, đất rẫy sạt lở do tình trạng hút cát trái quy định. Ảnh: Trần Thọ
Bờ sông, đất rẫy sạt lở nghiêm trọng
Gia đình ông Nguyễn Thanh Hùng (trú thôn Phú Thuận, xã Quảng Phú, huyện Krông Nô) có hơn 1,4ha đất trồng cà phê nằm dọc theo bờ sông Krông Nô. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều diện tích đất cà phê bị sạt lở, trôi xuống sông.
Ông Hùng cho biết, đất rẫy của gia đình đã bị sạt lở, thất thoát khoảng 2.000m2 với hơn 200m chiều dài dọc theo bờ sông Krông Nô. Hàng loạt cây cà phê, cây tiêu và hoa màu bị rơi xuống lòng sông.
Ông Nguyễn Thanh Hùng nhận định, việc đất của gia đình bị sạt lở là do doanh nghiệp khai thác cát gây ra.
Gần khu vực đất rẫy có Công ty TNHH MTV Khai thác khoáng sản Phước Lộc (Công ty Phước Lộc) được cấp phép khai thác cát. Công ty này sử dụng tàu hút cát trong một thời gian dài. Các tàu này dùng vòi rồng sục xuống lòng sông để hút cát. Bờ sông, ruộng rẫy của người dân bị hổng chân dẫn đến sụp đất, cây trồng trôi xuống sông.
Theo ghi nhận, Công ty Phước Lộc đã lập bến, bãi, nhà điều hành ngay bên bờ sông. Tại thời điểm chúng tôi có mặt, có 2 tàu của doanh nghiệp này đang hút cát dọc theo bờ sông Krông Nô đoạn qua xã Quảng Phú. Các tàu đậu gần giữa lòng sông, nhưng vòi rồng thì sục vào gần bờ để hút. Tiếng máy tàu khai thác cát nổ chát chúa, khuấy động cả một khúc sông.
Chỉ sau khoảng 30 phút, các tàu này đã hút đầy cát và quay đầu chạy về khu vực bến để bơm chuyển cát lên bãi.
Chúng tôi tiếp tục quan sát dọc bờ sông Krông Nô đoạn thuộc xã Quảng Phú khoảng 2km và chứng kiến hàng loạt điểm sạt lở. Nhiều diện tích cây trồng của người dân bị sạt nghiêm trọng, đất và cây trồng bị cuốn trôi xuống lòng sông.
Chỉ đạo lập đoàn khảo sát, kiểm tra
Ông Phạm Văn Tiến (người dân có rẫy sát bờ sông Krông Nô) cho biết, gia đình có gần 500m2 đất trồng khoai lang bị sạt lở, trôi sông do việc khai thác cát gây nên.
“Khi người dân có mặt tại rẫy thì các tàu của doanh nghiệp chỉ hút giữa lòng sông, nhưng khi người dân vắng mặt thì các tàu này sục vòi rồng vào bờ để hút gây sạt lở”, ông Tiến nói.
Người dân xã Quảng Phú chủ yếu thu nhập từ việc làm nương làm rẫy. Đất rẫy bị sạt lở, cây trồng bị cuốn trôi cũng đồng nghĩa với việc nguồn thu nhập của họ ngày càng bị thu hẹp, cuộc sống ngày càng trở nên khó khăn.
Cũng theo ông Tiến, trước đây, tàu khai thác cát của doanh nghiệp có gắn biển, có số tàu, nhưng nay thì họ tháo biển tên doanh nghiệp để người dân không nhận diện được. Người dân xã Quảng Phú đã nhiều lần làm đơn trình báo gửi chính quyền địa phương, nhưng đến nay tình trạng khai thác cát gây sạt lở vẫn còn tiếp diễn.
Ông Hồ Tràng, Bí thư Đảng ủy xã Quảng Phú xác nhận, xã đã nắm được thực tế việc sạt lở đất mà người dân phản ánh và cũng đã xác minh, báo cáo lên huyện.
Theo ông Tràng, việc kiểm tra khai thác cát, xã tiến hành gần như hàng tuần, nhưng không quản được công suất, vì tàu hút ở giữa sông.
Về tình trạng tàu cát xoáy vòi hút cát sát bờ sông gây sạt lở mà người dân phản ánh, ông Hồ Tràng khẳng định, điều người dân phản ánh là hoàn toàn đúng, vì dưới lòng sông gần như đã không còn cát để hút.
Ngày 19/4/2022, UBND huyện Krông Nô có Báo cáo số 283/BC-UBND gửi UBND tỉnh Đắk Nông và các sở, ngành, về tình hình sạt lở đất dọc sông Krông Nô trên địa bàn xã Quảng Phú. Theo đó, ghi nhận thiệt hại về đất và cây trồng của các hộ dân dọc sông và có nguy cơ sạt lở công trình nhà điều hành của Công ty Phước Lộc.
UBND huyện Krông Nô chỉ đạo UBND xã Quảng Phú lập đoàn khảo sát, kiểm tra, ghi nhận hiện trạng về đất đai, cây trồng, tài sản vật kiến trúc bị thiệt hại để có cơ sở xử lý.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.
Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Nam Dũng
10:11 16/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương