Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hàng trăm tiểu thương phản đối di dời chợ Kỳ Anh

Thứ ba, 23/06/2015 - 08:37

(Thanh tra)- Hàng trăm tiểu thương kinh doanh tại chợ Kỳ Anh, nằm ở trung tâm thị trấn Kỳ Anh (cũ) đang rất bức xúc và kiên quyết phản đối chính quyền sở tại “ép” họ chuyển sang chợ mới hoàn toàn không hợp lý.

Tại chợ Kỳ Anh hiện có gần 1.000 tiểu thương đang kinh doanh buôn bán. Ảnh: Cường Thành

Vì sao người dân phản đối di dời chợ?

Chợ Kỳ Anh (thời kỳ Pháp thuộc gọi là Chợ Hôm) nằm gần đường Quốc lộ 1A là trung tâm kết nối, giao lưu buôn bán giữa các xã từ miền núi, miền biển, đồng bằng và các vùng lân cận… Với bề dày lịch sử của mình, nơi đây không còn thuần túy là điểm kinh doanh, buôn bán mà chợ Kỳ Anh được biết đến như một chứng nhân lịch sử, một địa điểm hội tụ văn hóa truyền thống vùng miền. Theo tìm hiểu, vấn đề mấu chốt khiến hàng trăm tiểu thương phản đối chính quyền sở tại là việc quyết định xây dựng chợ mới tại khu phố Hưng Lợi, thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh (nay là thị xã Kỳ Anh). Khi xây dựng chợ mới không có chủ trương rõ ràng, không lấy ý kiến toàn dân, không tổ chức bất kỳ cuộc họp nào bàn về vấn đề xây dựng chợ mới và di dời chợ cũ sang chợ mới, cho đến khi chợ mới gần đi vào hoàn thiện thì UBND Thị xã Kỳ Anh bắt đầu tổ chức các cuộc họp dân và yêu cầu các tiểu thương phải di dời vào chợ mới.

Việc xây dựng chợ trên địa bàn lại không được thực hiện công khai, minh bạch làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, nhất là những người đang trực tiếp buôn bán tại chợ Kỳ Anh không được cung cấp thông tin chính thống, đầy đủ về nội dung và tiến trình thực hiện dự án. Cho nên hầu hết các tiểu thương không nắm bắt được, hiểu được việc thực hiện dự án cũng như thiết kế của công trình chợ; phương án sắp xếp kinh doanh chợ mới ra làm sao... Trên thực tế có nhiều chợ xây xong thì lập tức bị khách hàng và cả tiểu thương quay lưng vì không phù hợp với phong cách, thói quen mua bán đặc trưng của người dân do quy hoạch “trật đường tàu” là một trong những nguyên nhân thất bại vì mục tiêu phát triển xa rời thực tế. Đáng chú ý, nhiều chợ không hiệu quả được đầu tư từ nguồn vốn ngân sách của Chương trình 135. Sai lầm cũng đến từ việc tổ chức khảo sát chưa đầy đủ mà chỉ vẽ quy hoạch trên giấy. Ngay cả với cấp xã, rất nhiều chợ xây ra bị bỏ không do vị trí không phù hợp, nhu cầu chưa cấp thiết…

Phóng viên Báo Thanh tra làm việc với ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh. Ảnh: Cường Thành

Bà Nguyễn Thị Thanh một tiểu thương kinh doanh tại chợ Kỳ Anh phản ánh: "Từ lâu, chợ Kỳ Anh đã là một trong những biểu tượng nằm trong tiềm thức của người dân chúng tôi. Ở đây, bà con đang buôn bán bình thường, phát triển rất tốt tại sao phải phá bỏ chợ?. Nếu phá bỏ khu chợ này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mấy trăm hộ gia đình vì địa điểm chợ mới có vị trí không thuận lợi, chợ xây dựng quá sâu so với trung tâm khu dân cư nên rất khó khăn cho việc kinh doanh, buôn bán”… Ông Nguyễn Tất Hùng, một trong những tiểu thương buôn bán lâu năm trong chợ bức xúc nói: “UBND thị xã Kỳ Anh lấy diện tích đất của chợ Kỳ Anh để làm gì? Nếu xây dựng nhà máy, xí nghiệp hay để chia lô bán nền thì cũng phải lấy ý kiến của toàn dân, phải có quy hoạch tổng thể một cách rõ ràng minh bạch”.

Trao đổi với phóng viên Báo Thanh tra ông Nguyễn Quốc Hà, Chủ tịch UBND thị xã Kỳ Anh khẳng định: “Việc di dời chợ là cần thiết phải làm vì chợ cần phải phù hợp với quy hoạch, phù hợp với chủ trương của Chính phủ và nhất là việc an toàn trong vấn đề chống cháy nổ”.

Về nội dung chính quyền sở tại không thông qua ý kiến của dân và gần 1.000 hộ đang kinh doanh trên địa bàn thị xã Kỳ Anh (đặc biệt trước khi khởi công xây dựng chợ mới không có bất kỳ cuộc họp nào bàn về quyền lợi chính đáng của các hộ tiểu thương đang kinh doanh trên địa bàn…), ông Hà cho rằng: “Mặc dù xây dựng chợ mới không thông qua ý kiến của dân và các tiểu thương nhưng đã thông qua Hội đồng mà Hội đồng lại do dân bầu ra...”.

Vậy, với nội dung trả lời của ông Hà, chính quyền Thị xã Hà Tĩnh đã đảm bảo dân chủ theo chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước?

Năm 1998, nhận định về những hạn chế trong dân chủ, Bộ Chính trị từng nêu: “Tuy nhiên, nhìn chung, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực; tệ quan liêu, mệnh lệnh, cửa quyền, tham nhũng, sách nhiễu, gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng mà chúng ta chưa đẩy lùi, ngăn chặn được. Phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được cụ thể hoá và thể chế hoá thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống …”. Và, Chỉ thị số 30 – CT/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở đã ra đời. Đến năm 2010, Ban Bí thư cũng có Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Chỉ thị 30 nhằm tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này.

Thực hiện chỉ đạo của Đảng, Chính phủ cũng đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật về việc triển khai quy chế dân chủ. Đơn cử như đối với địa phương cấp cơ sở, Chính phủ đã có Nghị định số 71/2003/NĐ-CP ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã. Mà theo đó, nội dung trả lời của ông Hà mới chỉ thực hiện dân chủ một cách nửa vời.

Trách nhiệm của chính quyền là phải thông tin tới dân chứ không phải dừng lại ở Hội đồng nhân dân như cách ông Hà nói.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin những diễn biến tiếp theo tới bạn đọc.

Cao Cường - Tăng Thành

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

Có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật

(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.

Trung Hà

19:00 11/12/2024
Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

Công ty CP Xây dựng U&I tiếp tục bị phát hiện có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.

Thùy Dương

08:00 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm