Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Gia Lâm, Hà Nội: Vì sao chưa ra quyết định trúng thầu hồ Đầm Biển?

Sơn Nguyễn

Thứ sáu, 02/06/2023 - 22:36

(Thanh tra) - Dù đã được Trung tâm Phát triển Quỹ đất huyện, UBND huyện Gia Lâm công nhận trúng thầu hồ Đầm Biển từ ngày 26/2/2021 nhưng cho đến thời điểm hiện tại, người trúng thầu là ông Nguyễn Hải Triều vẫn chưa nhận được quyết định trúng thầu của UBND huyện.

UBND huyện Gia Lâm không thể ra quyết định trúng thầu do gia đình ông Tuấn không chịu giải phóng mặt bằng các công trình vi phạm, bàn giao lại hồ cho chính quyền địa phương. Ảnh: SN

Không giải phóng được mặt bằng

Hồ Đầm Biển thuộc thôn 7, xã Đông Dư, huyện Gia Lâm có diện tích rộng hơn 8ha nằm sát chân đê sông Hồng, thuộc quỹ đất công do UBND xã Đông Dư quản lý.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, từ những năm 1990, UBND xã Đông Dư có ký hợp đồng giao khoán hồ Đầm Biển cho hộ gia đình ông Nguyễn Văn Tuấn (ở thôn 6, xã Đông Dư) thuê để nuôi cá.

Đến năm 2017, do cơ chế, chính sách về quản lý đất đai thay đổi, UBND xã Đông Dư đã trình UBND huyện Gia Lâm chủ trương đấu thầu quyền khai thác hồ để phục vụ việc phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trong quá trình chờ đợi chủ trương được thông qua, ông Nguyễn Văn Tuấn tiếp tục được gia hạn thuê với hợp đồng 1 năm một.

Năm 2020, chủ trương đấu thầu quyền khai thác hồ được thông qua và chuẩn bị triển khai. UBND huyện Gia Lâm yêu cầu UBND xã Đông Dư phải thanh lý tất cả các hợp đồng đang ký kết cho thuê khoán để bàn giao hồ Đầm Biển cho Trung tâm Phát triển quỹ đất tổ chức đấu thầu theo đúng quy định.

Thực hiện theo chỉ đạo của UBND huyện Gia Lâm, UBND xã Đông Dư đã nhiều lần mời gia đình ông Tuấn lên làm việc, yêu cầu hết năm 2020 phải thu dọn toàn bộ các lều câu, trại lợn… đã xây dựng trên mặt nước hồ Đầm Biển, bàn giao mặt bằng cho xã để tổ chức đấu thầu.

Ông Nguyễn Hữu Nhật - Chủ tịch UBND xã Đông Dư cho biết, ông Nguyễn Văn Tuấn đã đồng ý, ký vào biên bản làm việc và không kiến nghị gì thêm.

Ngày 26/1/2021, UBND xã Đông Dư và ông Nguyễn Văn Tuấn đã lập biên bản thanh lý hợp đồng thuê đất, yêu cầu hết ngày 28/2/2021 phải tháo dỡ toàn bộ lều câu, bàn giao mặt bằng.

“Từ đó tới nay, gia đình ông Tuấn không chấp hành việc thu dọn, tháo dỡ các công trình đã xây dựng, chây ỳ, gây khó khăn cho chính quyền địa phương. Hơn nữa, ông Nguyễn Văn Tuấn còn cho rằng gia đình phải được ưu tiên ký hợp đồng thuê thầu tiếp…”, ông Nhật cho hay.

Ngày 26/2/2021, Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Gia Lâm tổ chức đấu thầu theo đúng quy định quyền sử dụng đất khu vực hồ Đầm Biển. Người trúng thầu là ông Nguyễn Hải Triều (trú tại xã Đông Dư). Đáng nói là, UBND huyện Gia Lâm không thể ra quyết định trúng thầu vì gia đình ông Tuấn không chịu giải phóng mặt bằng, bàn giao hồ trả về cho địa phương.

Chây ì, gây khó khăn cho chính quyền địa phương

Trong quá trình được giao khoán hồ Đầm Biển trước đây, ông Nguyễn Văn Tuấn đã lấp một phần hồ, xây dựng mở rộng căn nhà đang ở, một số công trình chăn nuôi cũng được xây đua ra mặt nước hồ, gây ô nhiễm nghiêm trọng. Phần giáp ranh giữa hồ Đầm Biển và đê sông Hồng, gia đình xây dựng quán xá, lắp đặt barie chặn lối đi ven hồ, không cho ai qua lại.

Một người dân sinh sống gần hồ Đầm Biển cho biết, con đường ven hồ là đường mòn cũ đã có từ lâu. Vừa qua đường đã bị nhà ông Nguyễn Văn Tuấn chặn mất, nhiều khi xảy ra cãi vã, xô xát gây mất an ninh trật tự. Chủ tịch UBND xã Đông Dư xác nhận có hiện tượng này, và cho biết đã yêu cầu Công an xã lên phương án giữ gìn trật tự.

Ông Tuấn tự ý lập barie, xây dựng các công trình trái phép tại hồ Đầm Biển. Ảnh: SN

Về các công trình xây dựng trái phép, lấn chiếm hồ và hành lang đê của hộ ông Nguyễn Văn Tuấn, ngày 4/8/2022, UBND xã Đông Dư đã thiết lập hồ sơ. UBND huyện Gia Lâm đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời yêu cầu gia đình ông Tuấn phải tự tháo dỡ các công trình trên khu vực hồ Đầm Biển, nếu không sẽ bị cưỡng chế.

Vậy nhưng suốt thời gian qua, các công trình xây dựng lấn chiếm mặt hồ, hàng lang đê vẫn mặc nhiên tồn tại, khiến không chỉ nhân dân mà ngay cả chính quyền xã Đông Dư cũng vô cùng bức xúc.

Ông Nguyễn Hữu Nhật cho biết, UBND xã vừa có quyết định thành lập đoàn thanh tra có nhiệm vụ kiểm tra hiện trạng các công trình vi phạm, đồng thời tham mưu cho Chủ tịch UBND xã phương án xử lý.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm