Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 04/07/2014 - 13:53
(Thanh tra) - “Chúng tôi là những tiểu thương có hợp đồng thuê ki-ốt kinh doanh với Công ty TNHH MTV Du lịch Thanh Niên Quảng Ninh (Cty Du lịch Thanh Niên) trên mảnh đất khu chợ đêm Bãi Cháy. Do vậy, không thể coi là kinh doanh trái pháp luật để có căn cứ giải toả chợ đêm một cách gấp gáp như vậy…”. Đó là khẳng định của 320 tiểu thương tại chợ đêm Bãi Cháy, TP Hạ Long mà Báo Thanh tra đã đề cập.
Chợ đêm Hạ Long. Ảnh: ND
>> Không nhất trí việc di dời chợ đêm Hạ Long
Không kinh doanh trái phép!
Khu chợ đêm Bãi Cháy hình thành từ năm 1999 trong khu trại hè và khu bãi tắm thanh niên đã trở thành thương hiệu chuyên bán hàng thủ công mỹ nghệ, lưu niệm cho khách du lịch trong và ngoài nước. Trong đó, các tiểu thương kinh doanh các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đặc sản biển Quảng Ninh, góp phần không nhỏ vào việc quảng bá khu du lịch tới bạn bè quốc tế thông qua sự trao đổi, lưu thông hàng hoá cho khách du lịch trong và ngoài nước.
Tiếp xúc với PV Báo Thanh tra, chị Lê Thị Lý, đại diện 320 tiểu thương bức xúc: “Hoạt động kinh doanh buôn bán của chúng tôi là có cơ sở pháp lý, đã được UBND TP Hạ Long cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Do đó, việc kinh doanh buôn bán được đầu tư ổn định và là nguồn thu chính, chủ yếu của 320 hộ gia đình tiểu thương. Nhiều người chúng tôi có hoàn cảnh khó khăn, thậm chí có hàng trăm gia đình chính sách, cựu chiến binh đã hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu. Nếu giải toả chợ thì chúng tôi sẽ đi đâu, về đâu?”
Theo tìm hiểu của PV, có nhiều văn bản giấy tờ cho thấy tiểu thương khu chợ đêm không kinh doanh trái pháp luật.
Tại Quyết định số 384/QĐ-UB ngày 9/12/1985 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh về việc trưng dụng 16.000m2 đất để xây dựng công trình khu trại hè và khu bãi tắm thanh niên. Thời hạn sử dụng vĩnh viễn.
Sau khi được giao đất, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn Quảng Ninh đã có Tờ trình số 96 CV/TĐ-QN ngày 1/12/1995 về việc cải tạo bãi tắm và tổ chức hoạt động dịch vụ du lịch tại khu B, trại hè Quảng Ninh. Theo đó, Tỉnh đoàn Quảng Ninh đề nghị mở rộng thêm mục đích sử dụng và nội dung hoạt động trước đây thành nội dung hoạt động mới bao gồm vui chơi, tắm biển, kinh doanh dịch vụ du lịch phục vụ thanh thiếu nhi. Tờ trình này được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
Ngày 20/9/2000, UBND TP Hạ Long ban hành Quyết định số 1283/QĐ-UB về việc ban hành quy định tạm thời của hoạt động chợ phiên du lịch tại phường Bãi Cháy. Quyết định này nêu rõ, chợ phiên du lịch được tổ chức tại khu bãi tắm và trại hè thanh niên nhằm phục vụ khách du lịch đến thăm và du lịch tại Quảng Ninh. Người kinh doanh tại chợ phiên du lịch được bảo hộ quyền kinh doanh và các lợi ích hợp pháp khác theo qui định, về điều kiện kinh doanh tại chợ… được cơ quan quản lý chợ giúp đỡ hướng dẫn và hỗ trợ pháp lý giải quyết các tranh chấp trong kinh doanh và tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình kinh doanh…
Căn cứ vào các văn bản trên, Cty Du lịch Thanh Niên, đơn vị được giao quản lý chợ đã ký hợp đồng bán hàng lưu niệm tại chợ đêm Hạ Long với các tiểu thương.
Nhiều tiểu thương kinh doanh tại chợ cũng được UBND TP Hạ Long cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, trong suốt quá trình kinh doanh tại đây, các tiểu thương đã tuân thủ các điều khoản của hợp đồng, thực hiện đúng qui định của UBND TP Hạ Long về hoạt động của chợ phiên du lịch và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định của Nhà nước.
Luật sư Nguyễn Hồng Bách, Chủ tịch Hội đồng Ưuản trị Công ty Luật hợp danh Hồng Bách và Cộng sự cho biết: Qua tìm hiểu, chợ đêm Bãi Cháy không chỉ là khu kinh doanh buôn bán đơn thuần. Nó góp phần không nhỏ vào văn hóa du lịch của TP Hạ Long. Phần lớn các mặt hàng ở đây đều có nguồn gốc, xuất xứ từ quê nhà. Do vậy, nó góp phần quảng bá khu du lịch Bãi Cháy và giúp nền du lịch Hạ Long, Quảng Ninh được quảng bá xa hơn tới bạn bè quốc tế. Có thể khẳng định, việc kinh doanh buôn bán của các tiểu thương là có cơ sở pháp lý và góp phần không nhỏ đối với nguồn thu ngân sách địa phương.
Vội vã thu hồi
Ngày 5/5/2014, UBND TP Hạ Long đã ra Văn bản số 1639/UBND về việc di dời, huỷ bỏ các công trình xây dựng ven Vịnh Hạ Long làm cản trở tầm nhìn ra ngoài Vịnh.
UBND TP Hạ Long đề nghị Tỉnh đoàn Quảng Ninh yêu cầu Cty DLTNQN chấm dứt hợp đồng kinh doanh với các tiểu thương. Đồng thời, giải toả khu chợ đêm trước ngày 30/5/2014.
Ngày 5/6/2014, ông Phạm Hồng Hà, Chủ tịch UBND TP Hạ Long có buổi đối thoại với 320 tiểu thương kinh doanh tại chợ đêm; Phổ biến Thông báo số 1333/TB-TU ngày 7/5/2014 của Tỉnh uỷ Quảng Ninh và Kế hoạch số 91/KH-TCT ngày 30/5/2014 về việc giải toả các công trình kiến trúc xây dựng tại khu vực chợ đêm do Cty quản lý. Đồng thời, kết luận các tiểu thương kinh doanh tại chợ đêm là trái pháp luật, phải giải toả trước ngày 30/6/2014!
Không đồng ý với phương án di dời của UBND TP Hạ Long, 320 tiểu thương làm đơn khiếu nại.
Trong đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan Trung ương, đại diện 320 tiểu thương khẳng định, việc di dời chợ đêm mà UBND TP Hạ Long thực hiện đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của họ. Thời gian giải toả chợ đêm chỉ được thông báo từ đầu tháng 5, nghĩa là chưa đầy 2 tháng cho đến ngày quyết định giải toả, di dời. Trong khi đó, các tiểu thương đang còn tồn đọng một lượng hàng hoá lớn sắp đến hạn thanh toán nợ với ngân hàng. Việc di dời quá gấp rút ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của tiểu thương, không bảo đảm đủ thời gian giải phóng hàng hóa, thu hồi vốn, bảo đảm kinh tế ổn định.
“UBND tỉnh Quảng Ninh có chủ trương chỉnh trang đô thị Hạ Long, trả lại vẻ đẹp thiên nhiên cho Vịnh Hạ Long là cần thiết, nhưng việc di dời cần có lộ trình. Chúng tôi đồng ý sẽ di dời sang chợ mới với điều kiện được thực hiện hết hợp đồng đã ký kết với Cty, tức hết 31/12/2014 để có thời gian giải toả bớt hàng hoá”, anh Vũ Văn Cường, đại diện 230 tiểu thương khẳng định.
Cũng theo phản ánh của các tiểu thương, điều bất thường lớn nhất trong việc di dời chợ đêm là Cty Du lịch Thanh Niên, đơn vị trực tiếp ký hợp đồng bán hàng với tiểu thương, chưa có bất kỳ một thông báo cụ thể nào đối với tiểu thương. Các tiểu thương cũng không nhận được bất kỳ một văn bản nào của UBND TP Hạ Long liên quan đến việc di dời hay quyền lợi của họ. Ấy vậy mà vẫn có thông báo về việc cưỡng chế khi các tiểu thương không tự nguyện di dời.
UBND TP Hạ Long cưỡng chế đối với Cty Du lịch Thanh Niên hay Cty Du lịch Thanh Niên cưỡng chế từng tiểu thương? Cty Du lịch Thanh Niên có quyền được cưỡng chế theo qui định pháp luật? Câu hỏi này hẳn lãnh đạo UBND TP Hạ Long nắm rõ hơn ai hết. Vì vậy, dư luận đang đặt câu hỏi, có điều gì khuất tất phía sau việc giải tỏa, di dời gấp rút này?
Nhóm PV
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo UBND huyện Quảng Hoà, tỉnh Cao Bằng, việc trạm trộn bê tông thương phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc cố tình vi phạm dù đã được nhắc nhở nhiều lần, có nguy cơ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe cộng đồng và an toàn khu vực, có dấu hiệu của hành vi thiếu tôn trọng pháp luật.
Trung Hà
19:00 11/12/2024(Thanh tra) - Tìm hiểu về lịch sử đấu thầu của Công ty CP Xây dựng U&I trong thời gian qua, PV Báo Thanh tra tiếp tục phát hiện nhà thầu này đã đề xuất nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tại gói thầu số 10: Xây lắp và thiết bị còn lại thuộc Dự án Trường THCS Hàn Thuyên, Phường 10, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Chỉ trong tháng 10/2024, Công ty CP Xây dựng U&I bị phát hiện nhân sự chủ chốt sử dụng bằng cấp giả mạo tới 2 lần.
Thùy Dương
08:00 11/12/2024Thành Nam
07:25 11/12/2024Minh Tân
20:30 10/12/2024Nam Dũng
20:00 10/12/2024Hoàng Nam
06:53 09/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng