Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyên Phê
Thứ ba, 14/11/2023 - 09:23
(Thanh tra) - Dự án (DA) tuyến đường trục 1 Tây Bắc TP Đà Nẵng được Chủ tịch UBND TP phê duyệt theo Quyết định số 776 ngày 23/2/2022, với tổng vốn đầu tư 996 tỷ đồng. Mốc thời gian hoàn thành vào tháng 6/2023, nhưng đến nay chưa kết thúc vì mặt bằng chưa giải tỏa.
Đoạn tuyến từ đường Hồ Tùng Mậu chạy lên Quốc lộ 1A chưa thi công được. Ảnh: N.P
DA bắt đầu từ nút giao thông Ngã ba Huế đến Bệnh viện Ung bướu Đà Nẵng đã hoàn thành từ lâu, còn đoạn tuyến từ trên đường Hồ Tùng Mậu đến Quốc lộ 1A và đoạn nối đường Nguyễn An Ninh từ nút giao thông Quốc lộ 1A đến đường sắt, phường Hoà Khánh Bắc, Liên Chiểu, mới chỉ thi công được vài trăm mét là dừng, vì vướng mặt bằng chưa giải toả.
Tổng vốn phê duyệt đầu tư ban đầu chỉ 692 tỷ đồng. Tuy nhiên, do vướng khiếu kiện đền bù giải toả kéo dài, dẫn đến trượt giá đền bù buộc phải nâng lên tổng mức đầu tư 966 tỷ đồng.
Theo quan sát của chúng tôi, tại điểm giao Quốc lộ 1A đã cơ bản hoàn thành đền bù giải toả, chỉ còn đoạn cắt đường Nguyễn Chánh xuống Hồ Tùng Mậu là chưa hoàn thành đền bù giải toả.
Tại DA này, hiện còn 19 hộ dân chưa thống nhất phương án đền bù, hỗ trợ; chủ yếu là các hộ làm nhà trên đất nông nghiệp thuộc diện giải toả của DA Khu tái định cư số 1 Tây Bắc Đà Nẵng.
Anh Trần Văn Thanh (tổ 24, Hoà Khánh Bắc) có nhà nằm trong quy hoạch cho biết, DA công bố quy hoạch từ lâu nên gia đình dù sống trên đất của ba mẹ cho nhưng không làm sổ đỏ được. Đến khi giải toả thì phương án đền bù cho anh cũng chưa thực sự rõ ràng, chính xác vì cho rằng làm nhà trên đất không phải là đất ở.
“Chúng tôi sẵn sàng bàn giao mặt bằng để thi công DA, nhưng chính quyền cũng phải có phương án đền bù giải toả hợp tình, hợp lý nhất để người dân sớm có điều kiện ổn định cuộc sống”, anh Thanh nói.
Nhiều nhà dân chưa chịu giải toả, bàn giao mặt bằng. Ảnh: N.P
Còn ông Võ Thanh Lương (Tổ trưởng Tổ 24, Hoà Khánh Bắc) cho hay, đa số người dân ở đây mong muốn DA sớm hoàn thành để thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo điều kiện giao thông thuận lợi từ Khu Công nghiệp Hoà Khánh về các vùng trung tâm TP; tránh kẹt xe, tai nạn... Tuy nhiên, do làm nhà trên đất không phải là đất ở nên khi bị giải toả các hộ còn băn khoăn về mức đền bù giải toả.
Là DA trọng điểm của TP, nhiều năm qua chính quyền quận Liên Chiểu đã tập trung cao độ để sớm giải quyết dứt điểm mặt bằng cho đơn vị thi công, nhưng chưa đạt như mong muốn.
Theo UBND quận Liên Chiểu, hiện DA đã hoàn thành 59/164 hồ sơ giải toả. Tỷ lệ bàn giao mặt bằng mới đạt gần 36%, còn lại chưa bàn giao mặt bằng phục vụ thi công.
Nói về nguyên nhân giải phóng mặt bằng (GPMB) bị vướng, ông Nguyễn Đăng Huy, Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu cho biết, phần lớn các hộ giải toả thuộc các DA cũ đã triển khai nhiều năm qua, nhưng giá trị đền bù thời điểm đó thấp và đa số hộ đã nhận tiền bồi thường 80%, còn lại 20% chưa nhận và chưa bàn giao mặt bằng.
Bên cạnh đó, nhiều hộ dân xây nhà trên đất không phải là đất ở, không được bố trí tái định cư nên kiến nghị, khiếu nại kéo dài và chưa chịu bàn giao mặt bằng.
Một vấn đề các hộ giải toả băn khoăn là, giá trị bồi thường đất thấp hơn nhiều so với giá đất bố trí tái định cư; nên không đủ nộp tiền đất chứ nói gì đến chuyện xây dựng nhà sinh sống.
Đơn vị thi công cầm chừng, dở dang do vướng mặt bằng. Ảnh: N.P
Để đẩy nhanh tiến độ GPMB, UBND quận Liên Chiểu đã trình TP xem xét có cơ chế đặc thù nhằm hỗ trợ tối đa cho người dân bị giải toả.
Cụ thể: Đối với 19 hộ làm nhà trên đất nông nghiệp đang tổ chức tiếp dân, lấy ý kiến hộ giải toả và vận động họ ban giao mặt bằng sẽ được hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/hộ. Về 40 trường hợp đã bố trí đất tái định cư sẽ thực hiện hỗ trợ trượt giá 10% nhà cửa, vật kiến trúc…
Đối với những trường hợp làm nhà trên đất nông nghiệp đã được đền bù đúng theo quy định, được các ngành ở địa phương nhiều lần tuyên truyền, vận động vẫn không chịu bàn giao mặt bằng thì lập hồ sơ cưỡng chế theo quy định.
Lãnh đạo UBND phường Hoà Khánh Bắc cho hay, đã nhiều lần cử các đoàn thể như cấp uỷ, mặt trận, phụ nữ, nông dân… xuống tận hộ nhà dân để nắm bắt tâm tư và vận động họ chấp nhận chủ trương của Nhà nước; nhưng đến nay vẫn chưa giải toả thông tuyến để bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công dứt điểm DA, gây bức xúc kéo dài.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.
Quang Dân
11:03 23/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Hương Giang
Hương Giang
Hương Giang
Minh Thắng
Văn Thanh
Thu Huyền
Uyên Uyên
Uyên Uyên
Cảnh Nhật
Quang Dân
Hương Giang