Theo dõi Báo Thanh tra trên
Vân Lê
Thứ tư, 17/01/2024 - 21:57
(Thanh tra) - Hơn 20 năm sau khi UBND tỉnh Đồng Nai ra Văn bản 77/CV/UBT xem xét, xử lý việc tranh chấp đất đai của cụ Lý Văn Hơn (sinh năm 1933, đã mất) nhưng không được giải quyết dứt điểm. Trách nhiệm thuộc về ai?
Các hộ dân được cấp sổ đỏ trên phần đất đang tranh chấp? Ảnh: Vân Lê
Doanh nghiệp và người dân vô tư sử dụng đất đang tranh chấp?
Theo đơn ông Phạm Văn Tuấn, phường Trảng Dài, TP Biên Hòa, Đồng Nai, người đại diện ủy quyền theo pháp luật trình bày vụ việc của gia đình cụ Lý Văn Hơn xin xét cấp quyền sử dụng đối với 208.344 mẫu đất tại QL 51 (khu bò sữa Long Thành, thuộc xã Tam An, huyện Long Thành và phường Tam Phước, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đến nay chưa được cơ quan chức năng thẩm quyền giải quyết dứt điểm.
Năm 1998, sau nhiều lần cụ Lý Văn Hơn gửi đơn thư “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ thì Văn phòng Chính phủ đã phúc đáp.
Ngày 10/3/2000, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Một có Công văn số 77/CV/UBT gửi Văn phòng Chính phủ; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tổng cục Địa chính.
Trong đó, Công văn 77/CV/UBT-UBND tỉnh Đồng Nai nêu rõ, hiện trạng khu vực đất tranh chấp của cụ Lý Văn Hơn còn lại có thể cấp là 172 ha bao gồm: Đất trồng, đất trồng tràm, đất trồng cỏ... 34 ha còn lại là trại bò sữa đang sử dụng, khu đất này nằm trong 206 ha đất tranh chấp mà cụ Lý Văn Hơn khiếu nại trước đó nhiều năm.
Công văn nêu rõ: UBND tỉnh Đồng Nai sẽ chỉ đạo các sở, phòng, ban lập thủ tục giao cấp cho ông Lý Văn Hơn 172 ha để thực hiện phương án trang trại nhằm giải tỏa khiếu nại, tranh chấp nếu được sự phê chuẩn của Thủ tướng Chính phủ. Sau khi quyết định giao cấp đất, ông Lý Văn Hơn có trách nhiệm bồi hoàn giải tỏa cây trái, hoa màu trên đất được cấp theo đơn giá của Hội đồng định giá và không sử dụng ngân sách Nhà nước.
Vụ việc rơi vào “im lặng”
Năm 1998, cụ Lý Văn Hơn lại lần nữa gửi đơn “cầu cứu” Thủ tướng Chính phủ về việc doanh nghiệp sử dụng 34 ha đất nuôi bò sữa vẫn đang trong quá trình tranh chấp.
Tuy nhiên, theo gia đình cụ Hơn, sự việc chưa được giải quyết dứt điểm, thì một số doanh nghiệp khác sử dụng luôn 172 ha đất trồng cao su còn lại của gia đình.
Còn UBND tỉnh Đồng Nai, sau khi có Công văn 77/CV/UBT gửi Chính phủ, đến nay vẫn không thấy có động thái gì để giải quyết dứt điểm vụ việc.
Càng khó hiểu hơn khi địa phương này tiến hành cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền trên đất trên diện tích gần 48 ha tại xã Tam An, huyện Long Thành. Trong đó, 34 ha/48 ha nằm trên diện tích đang tranh chấp.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, tháng 2/1995, Tổng Công ty Cao su Việt Nam có Công văn số 95/CSĐN gửi UBND tỉnh Đồng Nai, Sở Địa chính tỉnh Đồng Nai, UBND huyện Long Thành với nội dung “trao trả lại 22,04 ha đất cho chủ cũ” vì diện tích không nằm trong quy hoạch, yêu cầu cụ Lý Văn Hơn liên hệ với cơ quan có thẩm quyền làm thủ tục nhận lại quyền sử dụng đất cho gia đình.
Ngày 15/2/1995, Tổng Công ty Cao su Việt Nam tiếp tục có Công văn số 84/KHVT-CV đồng ý giao trả lại 22,04 ha đất cho gia đình cụ Lý Văn Hơn.
Cần xem xét và xử lý triệt để
Trước đó, năm 1992, cụ Hơn có viết đơn trình UBND huyện Long Thành, Phòng Quản lý ruộng đất, UBND xã An Lợi, UBND xã Tam An xác nhận 22,04 ha đất tại hai địa phương trên đều do cụ làm chủ sở hữu.
Trong đơn xác nhận, UBND xã Tam An ghi chú rõ: “Qua đơn xin xác nhận đất của ông Lý Văn Hơn có kèm theo trích lục địa bộ (bản photo) số 739, 740- 340 do ông Phan Công Nghĩa ký ngày 26/12/1974 và bản đồ đồn điền cao su số 314 do đồng chí Lê Chí Thành ký có phần đất thuộc địa bàn xã Tam An. Thế nhưng, do không thuộc phần giải quyết của UBND xã Tam An nên xin chuyển lên cơ quan chức năng giải quyết”.
Sở Địa chính tỉnh Đồng Nai đã tham mưu cho UBND tỉnh Đồng Nai bằng Báo cáo 353 có nội dung: Diện tích đất ông Hơn khiếu nại đòi lại đã được Nhà nước quản lý và đưa vào sử dụng từ năm 1977 đến nay theo qui định của Quyết định số 188/CP và Quyết định số 180/CP của Chính phủ (Công ty Cao su và Xí nghiệp Bò sữa An Phước đã trực tiếp sử dụng). Vì vậy, không thể trả lại đất theo yêu cầu của ông Lý Văn Hơn.
Mặt khác, Công ty Cao su Đồng Nai đã trả tiền bồi hoàn cây cao su cho ông Lý Văn Hơn là 86.940.000 đồng. Đối với diện tích 22,04 ha, Công ty Cao su Đồng Nai có ý kiến giao trả lại cho địa phương để trả cho ông Lý Văn Hơn là không đúng với quy định của pháp luật.
Bác đơn của ông Lý Văn Hơn về việc đòi lại 195,33 ha đất tọa lạc tại xã Tam An và An Phước, huyện Long Thành.
Văn bản trả lời gia đình ông Lý Văn Hơn của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai
Ngày 7/8/2000, Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Ao Văn Thinh ra Quyết định số 2096 dựa trên Báo cáo số 353 không chấp thuận khiếu nại của ông Lý Văn Hơn về việc đòi lại 195 ha đất.
Ngày 26/11/2007, tại Quyết định số 4141/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai một lần nữa xác nhận, công nhận kết quả rà soát hiện trạng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty Cổ phần Bò sữa Đồng Nai tại xã Tam Phước, xã Tam An, xã An Phước, huyện Long Thành.
Ngày 31/10/2012, ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai ký Hợp đồng số 57/HĐTĐ cho Tổng Công ty Công nghệ thực phẩm Đồng Nai thuê 2.579.342m2.
Năm 2013, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Nai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Tổng Công ty Công nghiệp thực phẩm Đồng Nai.
Theo phản ánh, từ năm 2017-2018, đã có hơn 40 hộ dân mặt quốc lộ 51 được chia đất cấp sổ đỏ, lấn chiếm xây nhà trên phần đất mà cụ Lý Văn Hơn mua trước đó.
Ông Tuấn cho biết, ngày 28/12/2023 vừa qua, ông và con cháu cụ Hơn đã bị đại diện một công ty chỉ đạo nhóm người lạ mặt tới hành hung, đồng thời thủ tiêu cột mốc, phá hoại tài sản bằng hàng rào thép gai... nhằm ngăn cản không cho gia đình cải tạo, canh tác và sử dụng đất tại phường Tam Phước, TP Biên Hòa.
Về vụ việc này, ông Tuấn đã trình báo công an và chính quyền phường Tam Phước.
Theo Phó Chủ tịch UBND phường Tam Phước Nguyễn Tri Tân, UBND phường đã nhận được đơn trình báo của ông Tuấn đề nghị chính quyền xem xét, giải quyết nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của gia đình cụ Hơn; đồng thời, xử lý các hành vi chiếm dụng đất trái pháp luật trên diện tích đất của gia đình.
Ông Nguyễn Tri Tân cho biết, đây là vụ việc có lịch sử kéo dài, phức tạp, nhưng ở góc độ chính quyền cấp phường chỉ có thể xem xét, tiếp nhận đơn của công dân và kịp thời báo cáo TP Biên Hòa. Sau đó, TP Biên Hòa cũng đã chỉ đạo và giao cho các phòng, ban chuyên môn tiếp tục nghiên cứu để tham mưu TP báo cáo nội dung lên UBND cấp tỉnh.
UBND phường Tam Phước đang nỗ lực nhằm đảm bảo an ninh trật tự khu vực đất tranh chấp, đồng thời có trách nhiệm giữ nguyên hiện trạng khu đất này, ông Tân cho biết thêm.
"Chúng tôi mong rằng UBND tỉnh Đồng Nai cần xem xét và xử lý triệt để, thấu tình đạt lý, nhằm tránh việc đất nằm trong diện tranh chấp mà lãnh đạo tỉnh vẫn hạ bút kí cấp quyền sử dụng đất và hợp tác", ông Phạm Văn Tuấn nêu rõ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Mặc dù, không có bất kỳ giấy tờ, hồ sơ pháp lý do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận, cho phép đầu tư, không thực hiện bất kỳ một hồ sơ, thủ tục pháp lý nào liên quan đến đầu tư, xây dựng, bảo vệ môi trường, đất đai, nhưng trạm trộn bê tông của Công ty Cổ phần Tập đoàn Xây dựng giao thông miền Bắc không thấy bị đề nghị xử phạt.
Thành Nam
14:26 13/11/2024(Thanh tra) - Theo số liệu thống kê, hiện tỉnh Thanh Hóa có khoảng hơn 300 mỏ khoáng sản đang hoạt động, góp phần tạo việc làm cho hàng nghìn lao động có thu nhập ổn định. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật như khai thác vượt ra ngoài mốc giới được cấp phép; khai thác không đúng trình tự, phương pháp, chưa đúng thiết kế mỏ đã được thẩm định, phê duyệt...
Văn Thanh
14:00 13/11/2024Công Thắng
08:00 13/11/2024Quang Dân
07:30 13/11/2024Văn Thanh
20:00 12/11/2024Văn Thanh
19:00 12/11/2024Thu Huyền
Trung Hà
Hương Trà
Phương Hiếu - Nguyễn Nhuần
Phương Anh - Phương Hiếu
Lê Hữu Chính
Cảnh Nhật
Trọng Tài
Nam Dũng
Thái Hải
Phương Hiếu