Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chính quyền bất lực hay làm ngơ?

Ngọc Phó

Thứ hai, 05/04/2021 - 10:47

(Thanh tra) - Để giải quyết dứt điểm nạn than tặc ở Nông Sơn như chúng tôi đã phản ánh, theo dư luận không khó, chỉ cần chặn đứng đường đi của than tặc và các đầu nậu thu mua than lậu là được. Song, dường như cơ quan chức năng từ tỉnh Quảng Nam xuống huyện Nông Sơn vẫn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trước vấn nạn này?

Bãi chứa than không phép của Công ty Anh Vi. Ảnh: N.P

Tiếp tay cho than tặc ở Nông Sơn, chắc chắn và chủ yếu là các chủ bến bãi tập kết, thu mua than trái phép trên địa bàn. Do lợi nhuận cao từ hàng chục tấn than tặc đưa về mỗi đêm, các bến bãi tập kết thu mua xong và chuyển đi nơi khác tiêu thụ trong đêm sẽ mang lại lợi nhuận hàng chục triệu đồng.

Qua đợt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường đối với các công trình đang thi công, điểm tập kết than, vật liệu xây dựng… trên địa bàn của UBND xã Quế Trung mới đây, cho thấy trên địa bàn xã có 3 điểm tập kết than thì có 2 bãi tại thôn Trung Thượng của Công ty TNHH MTV Anh Vi và hộ cá thể của ông Phan Thanh Phước và bà Trần Thị Yến (vợ nguyên Phó trưởng Công an xã Quế Trung) không có giấy phép lập bãi tập kết than đá.

Đoàn kiểm tra đã lập biên bản đình chỉ hoạt động các bãi trên khi chưa được cấp thẩm quyền cho phép, yêu cầu Công ty Anh Vi đưa các phương tiện máy móc ra khỏi bãi… Tuy nhiên, mọi việc đâu lại vào đấy.

Điểm thu mua than của ông Phước, bà Yến đốt lửa báo hiệu dừng mua than. Ảnh: NP

Vào khoảng hơn 22 giờ đêm cuối tháng 3/2021, chúng tôi trở lại Quế Trung ngược con đường trung tâm huyện lỵ Nông Sơn lên phía Tây chừng 1 km thì thấy cỗng của bãi tập kết than Công ty Anh Vi mở cửa để chuẩn bị đón các xe chở than lậu trên mõ trở về đây thu mua.

Tiếp tục lên bãi tập kết của ông Phước, bà Yến (gần Nhà Sinh hoạt văn hoá Trung Thượng), lúc 22 giờ 30 thấy có ánh đèn pin nhấp nháy trong bụi cây báo hiệu có thu mua than. Song, sau khi phát hiện xe lạ, nhóm “chim xanh” chạy xe máy bám trước đầu và sau ô tô của chúng tôi; kể cả lúc vào quán giải khát và báo tin về chủ bãi...

Khi trở về qua bãi tập kết này, bóng người và đèn pin biến hết, chỉ còn đống lửa nhỏ được đốt lên như ám chỉ “có biến”, dừng mua than lậu. Tương tự, bãi tập kết than của Công ty Anh Vi cũng đóng và khoá cửa bên ngoài.

Theo báo cáo công tác quản lý Nhà nước về khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản năm 2020 của UBND huyện Nông Sơn, trong năm, đoàn kiểm tra của huyện đã tổ chức nhiều đợt kiểm tra, truy quét, tiến hành thu giữ và lập thủ tục bàn giao lại số lượng than cám, xỉ than thu được cho Công ty CP Than - Điện Nông Sơn quản lý.

Một điểm chứa than lậu ở xã Quế Trung . Ảnh: NP

Trong đó, từ tháng 12/2020 - 3/2021, Công an huyện Nông Sơn phát hiện 5 vụ vận chuyển, tàng trữ gần 24 tấn than đá không rõ nguồn gốc và bàn giao lại Công ty CP Than - Điện Nông Sơn quản lý.

Từ ngày 28/12/2020 đến ngày 11/1/2021, tổ công tác Công an xã Quế Trung tuần tra, phát hiện khoảng 12,2 tấn than cất giấu tai khu vực đường vào thuỷ điện Khe Diên (thôn Nông Sơn, Quế Trung).

Tiếp đó, ngày 14/3, Công an xã này phát hiện 3,75 tấn than lậu tại thôn Nông Sơn…

Công an huyện Nông Sơn cũng đã tịch thu hàng chục tấn than lậu và làm thủ tục bán đấu giá sung công quỹ Nhà nước với giá trị ước tính hàng trăm triệu đồng. Đa phần là các vụ việc bị phát hiện, bắt giữ than lậu đều không xác định được chủ sở hữu, không có nguồn gốc; chỉ một vụ việc xác định được chủ đó là vụ vận chuyển 7.84 tấn than bằng xe tải.

Than lậu và xe vận chuyển bị Công an huyện Nông Sơn bắt giữ . Ảnh: NP

Theo cơ quan chức năng ở huyện Nông Sơn, khi kiểm tra các bến bãi tập kết hoặc vận chuyển than, có chủ bãi là bà V. (trú Đà Nẵng) cho xuất trình hóa đơn mua bán than từ tỉnh Quảng Ninh đưa vào rồi xuất hoá đơn khác bán. Tuy nhiên, khi bến bãi xuất trình hóa đơn mua than từ Quảng Ninh thì nếu có là số lượng đó rất ít; còn lại dễ nhận biết đó là than lậu ở Nông Sơn.

Bởi không thể có chuyện người buôn than ở Nông Sơn nhưng lại mua than từ Quảng Ninh đưa về miền núi Nông Sơn rồi lại chở ngược xuống Đà Nẵng, Quảng Nam hay lên đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi để tiêu thụ tại các địa phương thuộc tỉnh Quảng Ngãi. Nếu vậy thì cầm chắc là lỗ vốn do chi phí vận chuyển quá lớn. Vậy phải chăng, việc xuất trình hoá đơn mua than Quảng Ninh chỉ là động tác đối phó lực lượng kiểm tra?

Đó là chưa kể đến than Nông Sơn có đặc tính, hàm lượng riêng, đặc biệt là lượng lưu huỳnh và độ cháy cao hơn than ở mỏ Quảng Ninh, thì không dại gì phải mua than từ vùng xa xôi đưa về Nông Sơn tiêu thụ.

Chỉ cần kiểm soát tại cầu Nông Sơn là cơ bản ngăn chặn được nạn than tặc . Ảnh: NP

Trở lại việc giải quyết rốt ráo nạn than tặc Nông Sơn, phương thức dễ dàng, ít tốn kém và hiệu quả nhất là chặn đường khi than tặc đi qua con đường độc địa thôn Nông Sơn và cầu Nông Sơn để về Trung Thượng, Trung Hạ cân đong, mua bán. Do vậy, chỉ cần lập chốt kiểm tra đặt ngay phía Tây cầu Nông Sơn thì không thể lọt được 1 hòn than chứ nói gì đến hàng trăm, hàng ngàn tấn than lậu.

Bên cạnh đó, Công ty CP Than - Điện Nông Sơn cần rà soát lại lực lượng bảo vệ, vì có thông tin “chân trong, chân ngoài” giúp sức cho nạn than tặc hoạt động như hiện nay.

UBND tỉnh Quảng Nam cũng cần truy trách nhiệm người đứng đầu huyện Nông Sơn và các cơ quan chức năng của tỉnh và huyện, đã để than tặc hoành hành trong thời gian dài, gây thất thoát lớn nguồn tài nguyên cũng như coi thường kỷ cương, pháp luật về quản lý, khai thác, tiêu thụ khoáng sản.

Báo Thanh tra tiếp tục theo dõi và thông tin đến bạn đọc.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024
Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

Bài 2: Cục Quản lý Dược có bất thường trong việc cấp phép một số dòng sản phẩm Obagi?

(Thanh tra) - Như bài viết trước chúng tôi đã đề cập, năm 2017, Công ty Dương Minh được độc quyền nhập khẩu, phân phối các sản phẩm của Obagi Hoa Kỳ. Tháng 9/2017, Công ty Dương Minh chính thức được Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế Việt Nam cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đối với các sản phẩm Obagi và cũng chính thức trở thành nhà nhập khẩu phân phối độc quyền các sản phẩm Obagi ở thị trường Việt Nam.

Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh

08:00 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm