Theo dõi Báo Thanh tra trên
Công Thắng
Thứ sáu, 18/10/2024 - 15:35
(Thanh tra) - Dự án tái định cư tại phường Đồng Mai, quận Hà Đông đã đưa dân về ở hơn 10 năm, nhưng không biết đến khi nào có điện, đường, trường… khiến dư luận bức xúc. Đã đến lúc cần làm rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân để dự án tái định cư ảnh hưởng đến đời sống của người dân.
Khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai người dân chuyển về sinh sống đã hơn 10 năm vẫn chưa có điện lưới quốc gia
Lời hứa xuyên thập kỷ của quận Hà Đông
Dư luận những ngày này tiếp tục nóng câu chuyện người dân sống hơn 10 năm tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai, trong cảnh nhiều không, do sự tắc trách của các cấp chính quyền và cơ quan chức năng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân tái định cư chuyển về sinh sống tại nơi đây.
Như Báo Thanh tra đã thông tin trong bài viết "Hà Nội: Dự án tái định cư cho người dân hơn 10 năm không có điện, vì sao?", phản ánh về tình trạng người dân tại Khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai, phường Đồng Mai, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội suốt nhiều năm qua phải sống trong tình trạng không điện, không tổ dân phố, không nhà văn hóa, không đường kết nối giao thông và nhiều thứ "không" khác. Trong khi dự án được Ban Quản lý đầu tư xây dựng (Ban QLDADTXD) quận Hà Đông triển khai xây dựng từ năm 2007.
Khảo sát tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai, chúng tôi nhận thấy hiện ở phường Đồng Mai, quận Hà Đông có 4 khu đất dịch vụ có thứ tự từ 1 - 4, với hàng trăm hộ dân chuyển về đây sinh sống, cùng hàng loạt thửa đất trống cỏ mọc um tùm phục vụ việc thả trâu, bò….
Trong số đó, duy chỉ có khu dịch vụ 1 Đồng Mai là có tương đối đầy đủ điều kiện sống cơ bản và cơ sở hạ tầng như: điện, nước sạch, nhà văn hóa. Các khu dịch vụ còn lại đều được quận Hà Đông bỏ mặc để cỏ mọc nhiều năm… gây lãng phí rất lớn.
Tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai có khoảng 100 hộ dân đã xây nhà và sinh sống nhiều năm. Tuy nhiên khu dân cư này đang còn thiếu những điều kiện sống cơ bản: Không điện, không nhà văn hóa, không tổ dân phố, không đèn đường, không giao thông kết nối… đang là thực tế không thể chối bỏ.
Tuy nhiên, chỉ cách khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai có một con mương rộng chừng 4m, và một con đường rộng 8m lại là một thế giới khác, đó là các căn nhà đều được đấu nối điện lưới quốc gia, trẻ em được học hành dưới ánh điện sáng văn minh đô thị, cùng với được sử dụng những thiết bị học tập như máy tính, laptop, mạng internet… quán xá đông đúc dưới ánh đèn, đèn đường chiếu sáng cả đêm…
Đã một thập kỷ từ khi người dân về sinh sống tái định cư tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai, nhưng hiện tại họ vẫn đang phải sống trong cảnh “nhiều không”, cùng những lời hứa cam kết của những người có trách nhiệm.
Còn nhớ vào năm 2021, khi báo chí vào cuộc phản ánh về những khó khăn của người dân tại khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai, đại diện Ban QLDAĐTXD quận Hà Đông, khẳng định chậm nhất trong tháng 10, các hộ ở khu dịch vụ 2 Đồng Mai sẽ được cấp cấp điện, nước sạch.
Thế nhưng đã 3 năm trôi qua, lời khẳng định nêu trên vẫn không được cơ quan có thẩm quyền thực hiện, người dân nơi đây vẫn sống trong cảnh “đèn dầu tăm tối”, và tiếp tục đội đơn đi khắp nơi để kêu cứu, trước sự vô cảm của những người có trách nhiệm.
Theo khảo sát của chúng tôi, hộ ông Ngô Huy Lân sinh sống ở khu đất dịch vụ 2 Đồng Mai từ năm 2014, cùng các hộ như: ông Thách, bà Hồng, ông Bình, ông Lưu, bà Tuyết, ông Hoàng… và hàng chục hộ dân khác sinh sống tại khu đất này từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa được đấu nối điện lưới quốc gia.
Dự án Khu đất dịch vụ Đồng Mai là dự án an sinh xã hội của quận Hà Đông, khi thực hiện thu hồi đất của người dân để thực hiện dự án Cụm công nghiệp Đồng Mai. Nay dự án này đã được chuyển hóa thành Khu đô thị sinh thái Đồng Mai.
Vụ việc diễn ra đã trôi qua 14 năm, các hộ dân khi chuyển về Dự án Khu đất dịch vụ Đồng Mai mỗi hộ dân đã nộp hơn 82 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước tiền xây dựng hạ tầng kỹ thuật, đã được quận Hà Đông bàn giao và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng… nhưng suốt nhiều năm qua người dân mòn mỏi chờ đợi hạ tầng tối thiểu là điện thắp sáng, đấu nối đường giao thông… nhưng đến nay vẫn chưa có, khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.
Thi công nhiều năm không xong, nhưng liên tiếp trúng nhiều gói thầu “siêu tiết kiệm”
Được biết đơn vị trúng thầu thi công hệ thống điện của Dự án Khu đất dịch vụ Đồng Mai là liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Hà Đông (Xây lắp Hà Đông), có mã số thuế 0104264790; địa chỉ tại: Số 3 xóm Mới, phường Hà Cầu, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội; và Công ty TNHH Cơ điện đo lường tự động hóa DKNEC, mã số thuế 0101028386; địa chỉ tại: Số 105 phố Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Thanh Xuân, Hà Nội.
Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Hà Đông do ông Nguyễn Hùng sinh năm 1966 là giám đốc.
Ông Hùng cũng là đại diện pháp luật Công ty Cổ phần Thương mại Xây dựng & Cơ khí BIG - H và có cùng địa chỉ trụ sở với Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây lắp Hà Đông.
Về Công ty TNHH Cơ điện đo lường tự động hóa DKNEC, nay được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn DKNEC, do ông Đinh Văn Hiến là Chủ tịch và bà Nguyễn Thị Đông Giang là Tổng Giám đốc.
Được biết DKNEC là nhà thầu EPC trọn gói và là đơn vị chuyên tham gia các gói thầu cơ điện và M&E. Mặc dù liên danh DKNEC - Xây lắp Hà Đông thi công nhiều năm nhưng chưa hoàn công, nghiệm thu và đưa vào vận hành hệ thống hạ tầng điện khu đất dịch vụ Đồng Mai. Nhưng thời gian gần đây DKNEC thường liên danh với những pháp nhân khác để trúng những gói thầu “siêu tiết kiệm” ngân sách Nhà nước tại Hà Nội.
Trở lại gói thầu thi công xây lắp hệ thống điện khu đất dịch vụ Đồng Mai, quận Hà Đông do liên danh DKNEC - Xây lắp Hà Đông thi công nhiều năm chưa hoàn thành. Được biết, cao điểm triển khai dự án là vào thời điểm ông Bùi Xuân Hà làm Giám đốc Ban QLDAĐTXD quận Hà Đông. Thời điểm này, hệ thống đường giao thông được trải nhựa 2 lớp, vỉa hè được lát gạch sạch đẹp, cây xanh được trồng mới... Tuy nhiên, không hiểu vì lý do gì dự án đang triển khai thi công bỗng dừng lại cho đến nay.
Thiết nghĩ, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa vào nghiệm thu và bàn giao sử dụng, thành phố Hà Nội cần thanh, kiểm tra toàn bộ dự án và làm rõ trách nhiệm đối với tập thể, cá nhân liên quan để dự án sớm phát huy vai trò, đảm bảo đời sống dân sinh, phù hợp với nguyện vọng chính đáng của người dân địa phương.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.
Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
10:09 19/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
Kim Thành
Phương Anh
Thái Hải
Trần Quý
Nam Dũng
Lê Phương
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Trần Kiên