Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 12/03/2014 - 08:17
(Thanh tra)- Đất hoang, xa khu dân cư thuộc loại đất xấu, khó giao, chính quyền phải vận động người dân nhận đất sản xuất, tránh để hoang hóa. Hơn chục năm qua, hàng chục hộ nông dân xã Nguyên Khê, huyện Đông Anh, Hà Nội đã cải tạo, sử dụng đất làm nông nghiệp có hiệu quả và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ). Cho đến khi có dự án (D.A) làm đường đi qua, người nông dân bảo nhau tự nguyện bàn giao đất cho D.A. Tuy nhiên, chính sách bồi thường, hỗ trợ về đất không minh bạch đã khiến các hộ bị lấy đất bức xúc khiếu kiện…
D.A đường nối cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài đang triển khai nhưng khi thực hiện thu hồi đất và bồi thường hỗ trợ đã vấp phải khiếu kiện của người dân do không minh bạch. Ảnh: Hồng Minh
Năm 1999, thực hiện Nghị định 64/1993 về việc “Giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp”. UBND xã Nguyên Khê theo chủ trương của trên là giao đất nông nghiệp ổn định lâu dài chia đều cho các nhân khẩu với thời hạn 20 năm.
Các hộ nông dân đang bức xúc trình bày vụ việc với PV. Ảnh: Hồng Minh
Chấp hành chủ trương, chính sách, số hộ này sau khi nhận đất đã đổ công sức, tiền của vào để cải tạo đất, sản xuất nông nghiệp. Năm 2000, các hộ này được UBND huyện Đông Anh cấp GCNQSDĐ. Năm 2009, D.A đường nối cầu Nhật Tân - sân bay Nội Bài đi qua. Thực hiện D.A, năm 2011, UBND huyện Đông Anh ban hành quyết định thu hồi đất và phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng (GPMB). Các hộ đã chủ động bàn giao đất như hộ các bà: Trương Thị Dung (360m2), Ngô Thị Gần (180m2), Nguyễn Thị Tuyết (360m2) và hộ ông Cao Văn Xuất (362m2). “Quyết định thu hồi thì ghi diện tích như vậy, nhưng trong phương án bồi thường thì diện tích lại bị giảm đi. Trước việc làm khuất tất như vậy, chúng tôi đã khiếu nại, nhưng không được giải quyết…!”, bà Dung bức xúc.
Số diện tích của các hộ này bị ghi giảm đi như sau: Hộ bà Gần từ 180m2 nay chỉ còn 36m2, bà Dung từ 360m2 xuống còn 300m2, bà Tuyết từ 360m2 xuống còn 333m2 và ông Xuất từ 362m2 xuống còn 48m2.
Theo bà Dung, UBND huyện Đông Anh đã để ngoài diện tích được bồi thường theo chính sách là 576m2 với lý do “là đất tập thể quản lý lấy tiền đền bù xung công quỹ cho UBND xã”.
UBND xã Nguyên Khê. Ảnh: Hồng Minh
Bức xúc về việc làm khuất tất trên lên đến đỉnh điểm khi tháng 11/2010, một số hộ thôn Khê Nữ hết sức bất ngờ vì thấy tên mình nằm trong danh sách 38 hộ gia đình trong diện bị thu hồi, hủy bỏ GCNQSDĐ tại xứ đồng Nương Soi theo Quyết định số 4759 của UBND huyện Đông Anh. Nguyên nhân của việc bị hủy “sổ đỏ” mà chính quyền huyện nêu ra là vào giai đoạn năm 2000, Hội đồng giao đất, xét cấp GCNQSDĐ xã Nguyên Khê trong công tác kiểm đếm đã thiếu sót, không kiểm tra, đối chiếu phương án giao đất. Từ đó, dẫn đến việc lập hồ sơ trình UBND huyện cấp GCNQSDĐ có sự sai lệch lớn về diện tích giữa phương án giao đất với GCNQSDĐ đã cấp cho các hộ gia đình.
Bà Dung khẳng định: “Việc UBND huyện Đông Anh thu hồi, hủy 38 GCNQSDĐ có diện tích vênh với phương án giao đất nông nghiệp đã được chính quyền xã Nguyên Khê kiểm đếm, thống kê chi tiết là bất hợp lý, trái quy định…!”. Bởi, theo Công văn số 7267/UBND-TNMT, ngày 30/8/2011, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường UBND các quận, huyện: "Đối với đất nông nghiệp đã được giao cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng lâu dài theo Nghị định 64/CP…, nghiêm cấm việc chia lại diện tích đã được giao khi chưa có chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và TP".
Một điều khó hiểu là, ngay cả khi các hộ tự giác chấp hành việc giao đất thì chính quyền huyện Đông Anh vẫn ra các quyết định cưỡng chế thu hồi đất, thậm chí là thu hồi ngoài D.A đối với hộ bà Dung là 313m2 và hộ bà Tuyết là 329m2 đất canh tác còn lại ở nơi khác (không có quyết định thu hồi đất của cơ quan có thẩm quyền).
Lý giải vấn đề này, ông Nguyễn Lê Hiếu, Phó Trưởng ban Bồi thường, hỗ trợ GPMB huyện Đông Anh cho biết, các hộ phải hoán đổi diện tích là bởi diện tích đất nông nghiệp của các gia đình này đã vượt quá hạn mức giao đất theo Nghị định 64/CP nên cần phải thu hồi…
Trong khi đó, việc giao đất thừa hay thiếu là do chính quyền chủ động thực hiện, người dân chỉ biết và sử dụng khi được giao. Chưa kể, người dân đã sử dụng diện tích đất trên hàng chục năm qua và bỏ bao công sức để cải tạo đất, đóng thuế cho Nhà nước. Việc chính quyền cho rằng phải thu hồi và hủy “sổ đỏ” khi cho rằng cấp sai và không bồi thường diện tích đất đã giao thừa là không thuyết phục.
Đề nghị UBND TP Hà Nội sớm xem xét, rà soát, giải quyết khiếu nại của các hộ nông dân xã Nguyên Khê, tránh khiếu kiện kéo dài.
Đinh Lê
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà