Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nguyên Dũng
Chủ nhật, 24/03/2024 - 11:34
(Thanh tra) - Trong quá trình triển khai dự án, nhiều hộ dân không đồng thuận vì cho rằng thủ tục pháp lý dự án có sai sót, giá đền bù đất quá thấp, không di dời thì bị cơ quan chức năng cưỡng chế, giao đất cho chủ đầu tư. Sau đó, lúc người dân đang khiếu nại giá đất đền bù thấp thì Công ty An Hưng Phát đã ký hợp đồng góp vốn 700 lô đất trái phép.
Nhiều người dân có đất bị thu hồi cho rằng dự án có nhiều thiếu sót về mặt pháp lý và giá đất đền bù quá rẻ. Ảnh: Nguyên Dũng
Dân không đồng thuận thì bị cưỡng chế
Tháng 08/2014, bà Phan Thị Mỹ Thanh, lúc này là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, ký phê duyệt phương án thỏa thuận địa điểm cho Công ty An Hưng Phát triển khai dự án theo quy hoạch tại phường Phước Tân, TP Biên Hòa.
6 tháng sau (tháng 02/2015), ông Lê Viết Hưng, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (đã bị TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt 05 năm 06 tháng tù về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai vào tháng 08/2023) ký văn bản đề nghị Công ty An Hưng Phát phối hợp với các cơ quan chức năng của TP Biên Hòa làm thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi.
Tháng 06/2015, ông Phạm Anh Dũng, quyền Chủ tịch UBND TP Biên Hòa ký văn bản phê duyệt kế hoạch “thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm thực hiện Dự án Khu dân cư Phước Tân”.
Trong năm 2017, UBND TP Biên Hoà đã ban hành hàng loạt quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ đất đối với hàng chục hộ dân tại ấp Đồng, xã Phước Tân để thực hiện dự án.
Cụ thể, ngày 25/05/2017, ông Nguyễn Tấn Long - thời điểm đó là Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa (đã bị TAND tỉnh Đồng Nai tuyên phạt 10 năm tù về hành vi vi phạm các quy định về quản lý đất đai vào tháng 08/2023, trong cùng vụ án với ông Lê Viết Hưng) ký quyết định bồi thường, hỗ trợ về đất cho gia đình ông Lưu Văn Hồi, bà Trần Thị Kiểu, như sau: Bồi thường, hỗ trợ về diện tích đất 3.635m2 là 399,850 triệu đồng; bồi thường về nhà ở, vật kiến trúc 92,313 triệu đồng; bồi thường về cây trồng 49,893 triệu đồng; bồi thường về tài sản khác và các chính sách hỗ trợ 52,264 triệu đồng. Tổng cộng gia đình ông Hồi, bà Kiểu nhận được 594,320 triệu đồng.
Cũng ngày 25/05/2017, ông Nguyễn Tấn Long thay mặt UBND TP Biên Hòa ký Quyết định số 1290/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trợ về đất cho gia đình ông Vũ Văn Êm, bà Tạ Thị Lương. Cụ thể: Bồi thường hỗ trợ 3.388,9m2 đất là 373,779 triệu đồng; bồi thường về cây trồng 11,774 triệu đồng; bồi thường tài sản khác và các chính sách hỗ trợ 464,028 triệu đồng. Tổng cộng gia đình ông Êm, bà Lương nhận được số tiền 848,581 triệu đồng.
Cùng ngày, ông Nguyễn Tấn Long tiếp tục ký Quyết định số 1278/QĐ-UBND về việc bồi thường, hỗ trỗ về đất cho gia đình ông Trần Quang Tuyến, bà Phạm Thị Thu Sang, như sau: Bồi thường, hỗ trợ về đất 509,8m2 là 91,764 triệu đồng; các chính sách hỗ trợ 6 triệu đồng. Tổng cộng gia đình ông Tuyến, bà Sang nhận 97,764 triệu đồng.
Tất cả 03 hộ gia đình trên đều không đồng ý nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng.
Các hộ dân cho rằng, về bản chất, đây là dự án thương mại, nhưng chủ đầu tư không thỏa thuận giá đất với dân, trong khi chính quyền áp giá đền bù quá rẻ mạt, khoảng 110 nghìn đồng/m2 (đất lúa) là không phù hợp, không đủ chi phí sinh sống, trang trải cuộc sống sau khi giao đất.
Mặt khác, người dân cũng cho rằng, thủ tục pháp lý của dự án có nhiều thiếu sót, khuất tất và trong lúc họ đang làm đơn khiếu nại giá đất đền bù thấp thì chủ đầu tư đã nhanh chóng phân lô, bán nền từ 15 - 20 triệu đồng/m2 (gấp gần 200 lần giá đất đền bù cho người dân) ngay trên chính mảnh đất của dân.
Vì không chịu bàn giao đất, cuối năm 2017, cả 03 hộ dân trên đã bị UBND TP Biên Hòa ra quyết định cưỡng chế thu hồi đất.
Ngày 30/11/2017, ông Nguyễn Tấn Long, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa ký Quyết định số 3091/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Vũ Văn Êm, bà Tạ Thị Lương.
Ngày 27/12/2017, Phó Chủ tịch UBND TP Biên Hòa Nguyễn Tấn Long ký Quyết định số 3636/QĐ-UBND về việc cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông Lưu Văn Hồi, Trần Thị Kiểu.
Tương tự các trường hợp trên, trong các năm từ 2017 đến năm 2021, UBND TP Biên Hòa đã ban hành nhiều quyết định về việc bồi thường, hỗ trợ thu hồi đất đối với hàng chục hộ gia đình có đất nằm trong dự án. Những hộ gia đình không chịu nhận tiền đền bù, hỗ trợ, bàn giao đất cho chủ đầu tư, thì bị các cơ quan chức năng của UBND TP Biên Hòa huy động nhân lực, máy móc đến cưỡng chế, buộc giao đất cho Công ty An Hưng Phát.
Làm trái chủ trương, ký hợp đồng góp vốn 700 lô đất trái phép
Theo hồ sơ Báo Thanh tra có được, ngay sau khi được cơ quan chức năng của tỉnh Đồng Nai, TP Biên Hòa bàn giao đất để triển khai “Dự án Khu dân cư và tái định cư xã Phước Tân” (gọi tắt là Dự án Khu dân cư Phước Tân), Công ty An Hưng Phát đã lách luật “ký hợp đồng góp vốn” với hàng loạt khách hàng.
Người đại diện pháp lý cho Công ty An Hưng Phát “ký hợp đồng góp vốn” với khách hàng là ông Nguyễn Minh Hải - Tổng Giám đốc.
Mỗi nền đất dự án được chủ đầu tư ký “hợp đồng góp vốn” với khách hàng có giá từ 12 triệu đồng/m2 trở lên, tùy theo vị trí, diện tích của lô đất. Phương thức thanh toán: Khách hàng thanh toán bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản cho chủ đầu tư (Công ty An Hưng Phát); thời hạn thanh toán được chia thành 04 đợt: Đợt 01 (ngay sau khi ký hợp đồng) thanh toán 30% giá trị hợp đồng; đợt 02 (sau 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng) thanh toán tiếp 30% giá trị hợp đồng; đợt 03 (sau 180 ngày kể từ ngày ký hợp đồng) thanh toán thêm 30% giá trị hợp đồng; đợt 04 (khi bên A - Công ty An Hưng Phát thông báo cho bên B - khách hàng, trong thời gian 07 ngày thanh toán 10% còn lại trước khi bên A lập thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên B).
Bằng cách “lách luật” trên, từ tháng 01/2018 đến nay, Công ty An Hưng Phát đã ký hợp đồng góp vốn hàng trăm lô đất Dự án Khu dân cư Phước Tân, “bỏ túi” hàng trăm tỷ đồng.
Trao đổi với chúng tôi, nhiều người dân có đất bị thu hồi cho rằng, theo chủ trương đầu tư giai đoạn 01 được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương, thì mục tiêu đầu tư của dự án là “đầu tư xây dựng mới khu dân cư theo quy hoạch được đầu tư đồng bộ các loại hình nhà ở trong dự án, các công trình hạ tầng xã hội, các công trình hạ tầng kỹ thuật gắn với các khu lân cận, tạo quỹ nhà ở đáp ứng cho người dân trong khu vực”.
Như vậy, dự án được UBND tỉnh Đồng Nai chấp thuận chủ trương đầu tư có mục tiêu đầu tư xây dựng khu dân cư mới và tái định cư, nhà ở xã hội, thực tế bị chủ đầu tư lách luật, làm trái chủ trương của UBND tỉnh Đồng Nai, ký hợp đồng góp vốn 700 lô đất trái phép.
“Lúc thu hồi đất, hỗ trợ đền bù cho dân, giá xấp xỉ chỉ 110 nghìn đồng/m2 đất, nhưng khi ký hợp đồng góp vốn 700 lô đất với đối tác khách hàng, Công ty An Hưng Phát đã nâng giá đất lên gấp hàng trăm lần, khoảng từ 12-15 triệu đồng/m2, thậm chí 20 triệu đồng/1m2, thu lợi bất chính hàng trăm tỷ đồng”, ông Trần Công Thu (64 tuổi, người có đất bị thu hồi) bức xúc nói.
Liên quan đến vụ việc, ngày 09/02/2022, Thanh tra Chính phủ đã có Thông báo số 2191/TB-TTCP về kết quả kiểm tra nội dung khiếu nại, tố cáo của công dân liên quan đến việc thu hồi đất thực hiện dự án, do Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Đặng Công Huẩn ký, chỉ ra hàng loạt sai phạm cần được làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật.
Về nội dung tố cáo giá đất bồi thường chưa sát với giá thị trường của người dân, qua xác minh, Thanh tra Chính phủ kết luận có cơ sở. Quá trình thẩm định giá đất để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư còn bộc lộ thiếu sót, hạn chế, chưa tuân thủ hướng dẫn theo Thông tư 36/2014 của Bộ Tài nguyên & Môi trường và Nghị định 44/2014 của Chính phủ, dẫn đến đơn giá đất để bồi thường cho người dân chưa phản ánh đúng giá đất thị trường tại thời điểm thu hồi đất dự án.
Đối với nội dung phản ánh chủ đầu tư chuyển nhượng 700 nền đất ở thương mại dưới hình thức góp vốn trái phép, qua thanh tra, Thanh tra Chính phủ xác định là có cơ sở.
Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và nội dung góp ý của các bộ: Công an, Xây dựng, Tư pháp, Tài nguyên & Môi trường, UBND tỉnh Đồng Nai, Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai giao Công an tỉnh tiếp nhận hồ sơ, điều tra đối với hành vi huy động vốn trái phép của Công ty An Hưng Phát.
Bài 3: Hạ tầng dang dở, ngổn ngang nhưng đã “bán” cho khách hàng xây nhà trái phép
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân