Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ sáu, 19/06/2015 - 09:34
(Thanh tra) - Theo Cty Nghiên cứu Thị trường Nielsen, so với năm 2012, số lượng cửa hàng tiện ích đã tăng gấp đôi từ 147 lên 348 cửa hàng năm 2014, trong khi đó chuỗi các siêu thị mini cũng tăng từ 863 lên đến 1.452 cửa hàng.
Hệ thống cửa hàng Co.op Food đang phát triển nhanh và có lượng khách hàng ổn định. Ảnh: Lê Cảnh
Hiện, có đến 22% người tiêu dùng Việt Nam mua thực phẩm và hàng tạp hóa tại kênh bán hàng tiện ích. Theo Nielsen, 4 nhóm đối tượng mua sắm chính của chuỗi cửa hàng tiện ích và siêu thị mini đó là sinh viên chiếm 23%, người mới đi làm chiếm 18%, nội trợ chiếm 9% và phụ nữ công sở chiếm 16%. Thay vì đến siêu thị họ sẽ đến cửa hàng tiện ích để đáp ứng nhu cầu ngay lập tức, tiện lợi.
Chị Hương (quận 8, TP HCM) cho biết, mặc dù giá có cao hơn một chút so với tại các siêu thị, nhưng gần nhà nên tiện, chất lượng sản phẩm đảm bảo, nhân viên phục vụ cũng nhiệt tình.
Người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn về sản phẩm và các dịch vụ có thể đáp ứng được những nhu cầu do cuộc sống bận rộn của họ tạo ra. “Kết quả là chúng ta đang chứng kiến sự phát triển tuy mới nhưng rất mạnh mẽ của cửa hàng tiện ích và thương mại điện tử tại Việt Nam để đáp ứng nhu cầu mới của người tiêu dùng”, ông Vaughan Ryan - Tổng Giám đốc Cty Nielsen Việt Nam nhận định.
Tuy nhiên, hiện số lượng cửa hàng tiện ích, siêu thị mini tại Việt Nam đang phần lớn nằm trong tay của các doanh nghiệp nước ngoài. Ra đời cửa hàng đầu tiên vào tháng 7/2013 nhưng đến tháng 6/2014 số lượng cửa hàng của Family Mart đã lên con số 42 cửa hàng và khoảng đầu năm 2015 là 70 cửa hàng. Ngoài ra, rất nhiều chuỗi cửa hàng đã có mặt tại thị trường Việt Nam như: Circle K, Shop & Go, B’s mart... đều có tham vọng mở rộng chuỗi hoạt động của mình.
Để cạnh tranh với các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài, doanh nghiệp Việt đã có sự nỗ lực lớn, mở ra các chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị mini như Co.op Food, Satrafood… để tiếp cận thị trường, chiếm lĩnh lòng tin của người tiêu dùng.
Các nhà bán lẻ phải tìm hiểu kỹ hơn về hành vi của người mua hàng hiện tại, phải đoán trước được những thay đổi trong nhu cầu của họ và phát triển các chiến lược kinh doanh để tạo sự khác biệt hóa nhằm đáp ứng những nhu cầu đó. Đặc biệt, phải cung cấp được các sản phẩm tươi sống, thức ăn nhanh, dòng sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Trong tương lai, tiện ích không chỉ là một cửa hàng đơn thuần mà đó còn là dịch vụ và phải được thay đổi nhanh chóng để bắt kịp với cuộc sống bận rộn của người tiêu dùng.
Lê Cảnh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền