Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ: Còn tình trạng “mạnh ai nấy làm”

Thứ tư, 28/12/2016 - 09:15

(Thanh tra) - Còn phát triển theo kiểu cát cứ, “mạnh ai nấy làm” mà chưa có tư duy phát triển đồng bộ, gắn với liên kết vùng… là vấn đề được đặt ra tại hội nghị “hợp tác phát triển Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc bộ năm 2016” do UBND TP Hà Nội tổ chức chiều ngày 27/12.

Toàn cảnh hội nghị

7 tỉnh, TP vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ gồm: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc.

Còn mang tư duy nhiệm kỳ, cát cứ

Theo ông Nguyễn Doãn Toản, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, hiện nay, các tỉnh, thành trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ đã, đang nỗ lực phát huy tốt các lợi thế, tiềm năng, hợp tác trong nhiều lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch, giao thông vận tải, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ. 

Đơn cử, đã xây dựng nhiều dự án đầu tư xây dựng, nâng cấp và mở rộng nhiều tuyến đường thúc đẩy giao thương, hạ tầng trong vùng như đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; Hạ Long - Hải Phòng; Quốc lộ 7.

Các tỉnh, TP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã biểu quyết bầu TP Hải Phòng là Chủ tịch Hội đồng vùng nhiệm kỳ 2017 - 2018.

Các tỉnh, TP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã ký kết Kế hoạch điều phối vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2017 - 2020.

15 tỉnh, TP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ đô cũng đã ký Biên bản hợp tác giai đoạn 2017 - 2020.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Doãn Toản cho biết, hoạt động hợp tác chủ yếu mới được triển khai tích cực ở lĩnh vực kinh tế, trao đổi thông tin, kinh nghiệm, giúp đỡ đào tạo cán bộ, chưa chuyển mạnh sang các bước thực hiện theo dự án, đề án cụ thể, chưa xác định rõ vai trò của từng địa phương trong phối hợp phát triển của Vùng.

Các tỉnh, thành cũng chưa có sự phối hợp để đưa ra được những kiến nghị, đề xuất chung của Vùng với Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành Trung ương về cơ chế, chính sách, đề án, chương trình, dự án ưu tiên để tạo động lực phát triển chung của vùng.

Đồng tình với nhận định trên, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đặt vấn đề, “liệu sự phát triển toàn Vùng có thực chất là phát triển mang yếu tố vùng hay chỉ là phép cộng, sự lắp ghép của từng địa phương? Sự điều phối trong vùng có thực chất hiệu quả không khi vẫn mạnh ai người nấy làm và nhiều khi còn mang tính hình thức?”

Đưa ra một loạt dữ liệu về lợi thế về vị trí địa lý đặc lợi; lợi thế hạ tầng; nguồn nhân lực trình độ cao, theo Bộ trưởng, Vùng chưa có bước phát triển mang tính đột phá, chưa tạo được sự lan tỏa chung. Nguyên nhân là do Vùng vẫn chưa có cơ chế điều phối liên kết rõ ràng giữa các địa phương.

“Việc phát triển vùng mới dừng lại ở mong muốn nên ý thức cục bộ địa phương, vẫn còn mang tính tư duy nhiệm kỳ, cát cứ. Vùng mới chỉ dừng lại ở phép cộng mà chưa có hợp tác bổ sung cho nhau để có tiềm năng lợi thế, tận dụng cơ hội và tạo ra sự lan tỏa, hỗ trợ của địa phương lân cận”, Bộ trưởng nói.

Phải khắc phục tình trạng dàn hàng ngang

Để khắc phục khó khăn thách thức, Bộ trưởng cho rằng, cần có giải pháp mang tính đồng bộ hơn. Trong đó, cần cụ

Bên hành lang Hội nghị, ông Nguyễn Xuân Bình - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Phòng cho rằng, vì đây là “Vùng” nên yếu tố “Vùng”, liên Vùng cần được làm tốt hơn, chặt chẽ hơn, hiệu quả hơn, để mỗi địa phương phát huy thế mạnh riêng, phát triển và hỗ trợ các địa phương khác phát triển, đóng góp vào sự phát triển chung của Vùng.

Trên cơ sở quy hoạch phát triển, mỗi địa phương phải làm hết trách nhiệm của mình vì địa phương mình và vì cả các địa phương khác trong vùng. Thường xuyên xem xét, đánh giá việc thực hiện các quy hoạch, kế hoạch phát triển để kịp thời điều chỉnh các vấn đề phát sinh, tồn tại, báo cáo cấp có thẩm quyền để quy hoạch phát triển của từng địa phương, của vùng trở thành quy hoạch “sống”.

Phát huy thế mạnh từng địa phương và phát huy sự phối hợp chặt chẽ của các địa phương trong vùng, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương, của cả vùng trong thời gian tới.

thể hóa kế hoạch điều phối phát triển kinh tế vùng, khắc phục tình trạng dàn hàng ngang, ai cũng có phần, phân công nhiệm vụ rõ ràng.

Các địa phương cũng cần cam kết chính trị mạnh mẽ khi thực hiện liên kết, đặc biệt là tỉnh, thành có lợi thế. Đồng thời, cần có cơ chế chính sách đặc thù riêng cho vùng kinh tế trọng điểm, với một số mô hình mới và chính sách vượt trội hơn, cạnh tranh được các nước trong khu vực và trên thế giới. Loại bỏ tư duy tỉnh nào mạnh thì đi xin dự án để làm, mà phải trên cơ sở thống nhất.

Ông Toản thông tin, Ban Chỉ đạo điều phối Vùng sẽ chủ động hơn nữa trong việc đề xuất với Chính phủ các chương trình, dự án có tính chất liên kết giữa các tỉnh trong Vùng như: Lĩnh vực giao thông, lĩnh vực giáo dục - đào tạo, lĩnh vực bảo vệ môi trường, nông nghiệp...

Cùng với đó, kiến nghị các Bộ, ngành nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ hoàn thiện thể chế, ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ mang tính chất liên kết vùng nhằm liên kết các địa phương tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, đặc sản vùng miền đủ sức cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nội địa và ngoài nước.

Quyết khẳng định vị trí Vùng dẫn đầu về kinh tế Phát biểu khai mạc Hội nghị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải cho biết, việc phát triển kinh tế - xã hội các tỉnh, TP vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có ý nghĩa rất lớn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cả Vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước. Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải Dự báo năm 2017 và những năm tiếp theo, tình hình kinh tế thế giới, khu vực và trong nước tiếp tục diễn biến phức tạp, đồng thời, với quá trình hội nhập mạnh mẽ sâu rộng của đất nước đòi hỏi các tỉnh, TP trong Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ cần tăng cường sự đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ cùng nhau phát triển. Bí thư Hoàng Trung Hải mong muốn, thông qua Hội nghị, Thủ đô Hà Nội và các địa phương trong Vùng cùng đoàn kết, chung tay, góp sức, nỗ lực hơn nữa, đề xuất được các giải pháp khả thi nhằm đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động hợp tác, phát triển toàn diện, khai thác tối đa mọi tiềm năng, lợi thế, cơ hội của từng địa phương và toàn Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; khẳng định vị trí, vai trò là một trong những vùng dẫn đầu về phát triển kinh tế - xã hội, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng đất nước phát triển, nhanh và bền vững.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm