Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 07/12/2019 - 11:18
Ngày 6/12/2019, tại Trụ sở Bộ Tài chính, Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai và Đại biện Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Caryn McClelland đã ký Hiệp định giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hợp chúng quốc Hoa Kỳ về hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan.
Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai và Đại biện Đại sứ quán Hợp chúng quốc Hoa Kỳ tại Việt Nam, bà Caryn McClelland ký Hiệp định hỗ trợ lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan
Từ tháng 1/2017 - 11/2018, hai bên đã tiến hành nhiều cuộc đàm phán và trao đổi để thống nhất nội dung của Hiệp định cũng như hoàn thành các thủ tục nội bộ theo yêu cầu của mỗi bên. Đến tháng 10/2019, hai bên đã hoàn tất thủ tục nội bộ để sẵn sàng ký Hiệp định này.
Hiệp định được ký kết sẽ tạo nền tảng pháp lý cho mối quan hệ chính thức và triển khai hợp tác và hỗ trợ lẫn nhau giữa hải quan hai nước, góp phần làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.
Việc ký kết Hiệp định này là một hoạt động góp phần thực hiện chủ trương cải thiện môi trường kinh doanh và phát triển doanh nghiệp theo tinh thần của Nghị quyết 19/NQ-CP của Chính phủ được ban hành hàng năm từ 2014 đến nay.
Hiệp định này được xây dựng dựa trên cơ sở mẫu Hiệp định tương trợ hành chính lẫn nhau trong lĩnh vực hải quan do Tổ chức Hải quan Thế giới khuyến nghị các cơ quan hải quan thành viên, trong đó đưa ra các phạm vi hỗ trợ và cách thức thực hiện các yêu cầu hỗ trợ giữa cơ quan hải quan hai nước dưới dạng trao đổi thông tin nhằm ngăn chặn, phát hiện, điều tra và đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật hải quan trong quá trình thực thi nhiệm vụ của hai cơ quan hải quan. Phạm vi hỗ trợ thực hiện phù hợp với các quy định luật pháp mỗi quốc gia và phù hợp với thẩm quyền, nguồn lực sẵn có của cơ quan hải quan mỗi bên.
Việc ký và thực hiện Hiệp định với các hoạt động hợp tác thực chất sẽ góp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cộng đồng doanh nghiệp hai nước và tạo thuận lợi cho hàng hóa xuất nhập giữa hai nước. Mặt khác, cơ chế trao đổi thông tin thường xuyên và kịp thời được thiết lập khi Hiệp định có hiệu lực sẽ góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng chống các vi phạm hải quan, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa, góp phần thu đúng, thu đủ các khoản thu cho ngân sách, qua đó tạo môi trường thuận lợi, an ninh, an toàn cho hoạt động thương mại đầu tư kinh doanh giữa hai nước, đóng góp vào việc phát triển kinh tế xã hội tại mỗi nước.
Ngay sau khi Hiệp định được ký, cả Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ thực hiện các thủ tục nội bộ để Hiệp định có hiệu lực. Trên cơ sở đó, các bên sẽ trao đổi, thống nhất kế hoạch, lộ trình cũng như cách thức để triển khai các nội dung đã cam kết tại Hiệp định, cụ thể gồm:
- Cung cấp hỗ trợ dưới dạng thông tin nhằm đảm bảo việc thực thi pháp luật hải quan và việc tính chính xác thuế hải quan và các thuế khác bởi cơ quan hải quan của mỗi nước.
- Cho phép việc di chuyển hàng hóa bất hợp pháp ra khỏi, quá cảnh qua, hoặc vào lãnh thổ của từng bên trong phạm vi kiểm soát của mình, căn cứ thỏa thuận lẫn nhau trong từng trường hợp cụ thể, bao gồm cả việc xem xét các chi phí và nguồn lực phù hợp.
- Cung cấp và trao đổi bản gốc hoặc bản sao có chứng thực của hồ sơ tài liệu căn cứ quy định luật pháp có liên quan của mỗi bên.
- Kiểm tra, xác minh, điều tra làm rõ vi phạm hải quan hoặc hợp tác với bên yêu cầu trong việc điều tra xác minh vi phạm hải quan bao gồm việc cho phép cán bộ của bên yêu cầu có mặt tại lãnh thổ của bên được yêu cầu để hỗ trợ việc thực hiện yêu cầu.
- Sử dụng các thông tin và tài liệu nhận được theo quy định của Hiệp định vào các mục đích quy định tại Hiệp định bao gồm cả việc sử dụng trong các thủ tục tố tụng nhằm thực thi pháp luật hải quan.
- Bảo mật các thông tin và tài liệu trao đổi với phía Hoa Kỳ trong khuôn khổ Hiệp định theo các quy định pháp luật trong nước áp dụng đối với các thông tin mật.
- Thực hiện các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực gồm: thiết lập và duy trì các kênh liên lạc để tạo thuận lợi cho việc trao đổi thông tin, xem xét và thử nghiệm các thiết bị hay thủ tục mới, hỗ trợ kỹ thuật.
- Tiến hành họp định kỳ khi cần thiết để rà soát, đánh giá việc thực hiện các quy định của Hiệp định và xử lý các vấn đề phát sinh liên quan.
- Chỉ định đầu mối thực hiện Hiệp định.
Với tư cách là cơ quan đầu mối triển khai Hiệp định, Bộ Tài chính (Tổng cục Hải quan) sẽ trao đổi, làm việc cụ thể với Hải quan Hoa Kỳ để thống nhất kế hoạch, lộ trình cũng như cách thức để triển khai các nội dung đã cam kết tại Hiệp định, đảm bảo việc triển khai thực hiện hiệu quả, thực chất, đóng góp thiết thực cho việc thực hiện nhiệm vụ của cơ quan hải quan của mỗi nước và thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại giữa hai nước ngày càng mở rộng, bền vững./.
Lan Phương
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền