Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Ve sầu thoát xác" để xóa lỗ, vứt nợ

Thứ bảy, 02/11/2013 - 21:02

Từ việc thua lỗ chồng chất, nợ hàng chục nghìn tỷ đồng, một số doanh nghiệp bất ngờ thoát lỗ, hết nợ khi lột xác thành một cái tên hoàn toàn mới.

Khoản nợ hơn 80.000 tỷ đồng Vinashin để lại cho nền kinh tế không tự nhiên mất đi, rất nhiều chủ thể, trong đó cả ngân hàng, đã “mất nghiệp” từ sự chìm xuồng của Vinashin.

Ve sầu thoát xác

Ngày 31/10/2013, Bộ Giao thông - Vận tải chính thức thông báo việc chuyển Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thành Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC), trên cơ sở tổ chức lại công ty mẹ và một số đơn vị thành viên.

Từ một doanh nghiệp (DN) thua lỗ chồng chất, nợ trên 80.000 tỷ đồng, Vinashin lột xác thành một DN hoàn toàn mới, không có lỗ lũy kế, có vốn điều lệ 9.520 tỷ đồng. Ngành nghề chính vẫn là đóng mới tàu thủy, hoán cải tàu thủy, tư vấn, thiết kế tàu thủy…

Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA:

Bội chi ngân sách Nhà nước 10 tháng gần 150.000 tỷ...
PMI tháng 10 duy trì mức cao kỷ lục kể từ tháng...
Tái cơ cấu: Những bài học đắt giá
"Tăng cước 3G là do đặc thù ngành"
Sắp xóa tên HOSE và HNX

-Ngoài ra, tổng công ty còn có nhiệm vụ khai thác cảng biển, cảng thủy nội địa, bến tàu, cầu tàu; kinh doanh hoạt động lai dắt, tàu kéo, tàu đẩy, xà lan, phương tiện nổi

Đồng thời, SBIC hoạt động trong lĩnh vực xây dựng công trình thủy, nhà máy đóng tàu; sản xuất chế tạo kết cấu thép và các ngành, nghề sản xuất phụ trợ phục vụ trực tiếp cho ngành đóng mới và sửa chữa tàu thủy.

Tái cấu trúc Vinashin là vấn đề nóng không chỉ với dư luận trong nước, nay đã có hướng giải quyết. Trong ngành chứng khoán, tuy ở phạm vi hẹp hơn, nhưng câu chuyện tái cấu trúc đã và đang diễn ra mạnh mẽ.

Thương vụ hợp nhất Công ty chứng khoán (CTCK) MBS (Công ty CP chứng khoán MB) và VIT là một ví dụ. Với khoản lỗ lũy kế trên 500 tỷ đồng của MBS, hợp nhất với một CTCK khác là cách tốt nhất để định giá lại vốn chủ sở hữu, điều chỉnh vốn điều lệ, xóa hết lỗ lũy kế, để MBS bắt đầu lại.

Một số CTCK có lỗ lũy kế lớn khác, đặc biệt là SBS ( Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn Thương Tín, quý I, lỗ lũy kế hơn 1.400 tỷ đồng), đã từng tính phương xóa lỗ bằng cách giảm vốn điều lệ, nhằm đưa Công ty về “vạch xuất phát”.

Điểm chung của 3 trường hợp trên là tổ chức “mẹ” của các DN không muốn cắt đứt “đứa con” của mình.

Tại Ngân hàng TMCP Quân đội (MB), phương án giữ MBS hay không, khi công ty này lâm vào cảnh lỗ nặng hồi cuối năm 2011 đã từng được đặt lên bàn cân.

Cuối cùng, Ngân hàng mẹ quyết định giữ lại CTCK vì định hướng chiến lược của Ngân hàng là trở thành tập đoàn kinh tế, trong đó có một mảng kinh doanh là chứng khoán.

Với Vinashin thì sao? Thông điệp từ Bộ Giao thông - Vận tải không nói gì đến mục tiêu mà Tổng công ty được hình thành sau quá trình tái cấu trúc Vinashin phải đạt được.

Khoản nợ Vinashin để lại cho nền kinh tế không tự nhiên mất đi, rất nhiều chủ thể, trong đó cả ngân hàng, đã “mất nghiệp” từ sự chìm xuồng của Vinashin.

Mãi luẩn quẩn

Theo các chuyên gia, việc tái cơ cấu các tập đoàn, tổng công ty không thể áp dụng hình thức “bình mới rượu cũ”, "Ve sầu thoát xác" bằng cách sáp nhập hoặc đơn giản như gộp các đơn vị thành một khối. Làm như vậy không thay đổi được bản chất sự việc. Với tư duy đấy, nếu tiếp tục sẽ mãi luẩn quẩn.

GS Chu Văn Cấp, nguyên Viện trưởng Kinh tế Chính trị, cho rằng để tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trước tiên cần thực hiện việc minh bạch thông tin. Khi thông tin không minh bạch, mọi thứ sẽ nằm trong vùng tối.

Cùng đó cần tăng cường vai trò giám sát nội bộ và giám sát từ bên ngoài. Sự đổ vỡ của Vinashin, Vinalines cho thấy rất rõ điều này. “Muốn đổi mới và phát triển DNNN, chúng ta không nhất thiết phải lập nhiều doanh nghiệp 100% vốn nhà nước”, GS Cấp nói.

Theo chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành, qua đây, cũng cần rút kinh nghiệm, bỏ bớt những cái tên tập đoàn. “Vừa qua thí điểm tập đoàn nhưng cách làm chỉ là tập trung các công ty con lại mà đôi khi, lĩnh vực hoạt động lại không dính dáng gì đến nhau”, chuyên gia Bùi Kiến Thành nói.

Theo Hương My

Đất Việt

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện, kết quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo nên giá trị thực tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, song cũng nhìn nhận rõ những vấn đề bộc lộ bất cập, cần tháo gỡ để chương trình thực sự bề vững.

Nhật Vượng

17:41 12/12/2024
Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm