Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 16/04/2018 - 10:53
(Thanh tra)- Những năm vừa qua, giá các cây chủ lực như hồ tiêu, cà phê giảm mạnh đã khiến cho người dân chuyển qua trồng các cây ăn quả hoặc cây trồng mới. Điều lo ngại là, những giống cây này chưa được thu mua trên thị trường nhưng qua lời chào, người nông dân vẫn thử “may rủi”.
Người dân đổ xô trồng xen canh cây ăn quả. Ảnh: TA
Liều mình với cây lạ
Chạy dọc con đường đất vào xã Ia Blang (Chư Sê), những vườn tiêu chết nay đã chuyển thành những vườn cây sa chi. Nhìn ngoài, ít người biết về loại cây này.
Ông Trần Văn Thành (50 tuổi, xã Ia Blang, huyện Chư Sê, Gia Lai) cho biết: “Nhà tôi có trồng hơn 3.000 trụ tiêu, tuy nhiên những năm vừa rồi do sâu bệnh gây hại nên giờ chỉ còn chưa đến 1.000 trụ. Thấy tiêu chết la liệt, giá cả thì bấp bênh, nghe bên công ty kia quảng cáo về lại cây sa chi và bao tiêu đầu ra nên tôi đang trồng thử. Mới đầu thấy cây sa chi phát triển khá nhanh, lại tận dụng được những trụ tiêu chết, ít phân bón, công cán chăm sóc. Giờ không trồng cây này mà trồng mấy cây hoa màu thì không có tiền mà nuôi các con ăn học...”.
Cũng theo ông Thành, “hiện tại, tôi mới trồng 400 cây sa chi, đợi hái xong lứa tiêu này tôi sẽ phá những trụ tiêu còn lại để trồng thêm. Giờ cũng chỉ biết mạo hiểm đặt cược vào nó rồi chăm sóc thôi chứ biết làm gì. Trước mắt gia đình tôi cũng đã có kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các công ty rồi, giống bên họ cung cấp và hướng dẫn kĩ thuật”.
Trên thủ phủ cây hồ tiêu nay xuất hiện một loại tiêu lốt. Từ tháng 11/2017 một hợp tác xã (HTX) trên địa bàn huyện đã thử nghiệm mô hình tiêu lốt trên diện tích 6ha, với 30 hộ dân là hội viên của HTX.
Người dân sẽ được HTX cấp giống và ký kết bao tiêu sản phẩm. Ngược lại, người dân sẽ phải sản xuất theo đúng quy trình hữu cơ. Cũng vì thấy được lợi ích của loại tiêu này nhiều hộ đã tự ý trồng, đến khi ra quả thì không biết bán cho ai.
Là một trong 30 hộ tham gia ký kết sản xuất tiêu lốt trong HTX, ông Nguyễn Văn Nghị (xã Alba, huyện Chư Sê, Gia Lai) chia sẻ: “Trước đây, gia đình cũng có trồng tiêu với cà phê nhưng do tiêu bị bệnh rồi chết hết. Đang loay hoay không biết nên trồng cây gì thì HTX có giới thiệu tiêu lốt, giống tiêu cho thu hoạch quanh năm và chỉ 6 tháng đã cho ra hoa. Tôi đang trồng 1.200 trụ, tiêu phát triển khá tốt, chưa thấy dấu hiệu bị bệnh. Hiện tại, HTX đang thu mua với giá 140.000 đồng/kg khô và 40.000 đồng/kg tiêu tươi... Với giá này thì trước mắt thì gia đình tôi thấy hiệu quả, nhưng về lâu khi dân độc lập thì liệu có tìm được đầu ra không”, ông Nghị cho biết thêm.
Người dân phối hợp cùng HTX thử nghiệm giống tiêu lốt trên vùng "đất chết”. Ảnh: TA
Thấy giá trị của vườn tiêu lốt nên anh Phạm Trọng Thiện (làng Roh, xã ALBá, Chư Sê) đã tự mua 2.000 cây giống về trồng xen canh trên diện tích tiêu bị chết của mình. Vì chưa biết cách chăm sóc, nên vườn tiêu của anh chết gần hết và số còn lại thì hàng tuần anh phải gửi về TP Hồ Chí Minh để nhờ tiêu thụ.
Dù rằng những cây như sa chi, tiêu lốt… đang cho năng suất và giá trị kinh tế cao, nhưng đây là loại cây trồng chưa được thực nghiệm và nhu cầu trên thị trường chưa phổ biến, mà chỉ có một số công ty liên kết để hướng dẫn trồng và thu mua sản phẩm. Chính vì vậy, khi các hộ dân tự trồng sẽ rơi vào cảnh “tiền mất, tật mang” vì không tìm được đầu ra cho những nông sản lạ này…
Rầm rộ trồng cây ăn quả
Hiện nay, trên địa bàn huyện Chư Sê, Chư Pưh nói riêng và cả tỉnh Gia Lai nói chung, bà con nông dân đang lựa chọn chuyển dần từ các cây công nghiệp chủ lực như: Cà phê, tiêu để sang trồng cây ăn trái. Những loại cây được lựa chọn để trồng nhiều như: Bơ, ổi, cam, đinh lăng… Việc bà con đua nhau lựa chọn các loại giống cây siêu quả và tăng diện tích theo cấp số nhân vô tình đã phá vỡ quy hoạch của địa phương.
Không cố gắng phục hồi vườn tiêu đang chết dần, ông Trần Quốc Toản ( 39 tuổi, xã Ia Blứ, huyện Chư Pưh, Gia Lai) đã phá bỏ tiêu, tiến hành trồng thử nghiệm cây na Thái đầu tiên trên vùng đất thủ phủ hồ tiêu. Tuy mới bước đầu thử nghiệm nhưng hiện tại vườn na, ổi của ông Toàn đang rơi vào tình trạng “cháy hàng”.
Trò chuyện với chúng tôi, ông Toàn cho biết: “Trước đây, toàn bộ diện tích 5ha này gia đình đầu tư trồng tiêu và cà phê, chủ yếu là hồ tiêu. Được một thời gian tiêu bắt đầu vàng lá, rụt ngọn rồi cứ thế chết dần. Biết không thể phục hồi vườn tiêu nên tôi đã phá toàn bộ diện tích 5ha tiêu, xuống miền Tây lấy 100 gốc na Thái về trồng thử nghiệm không ngờ na phát triển khá tốt. Mới vụ đầu tiên mà cây đã cho quả khá sai. Đặc biệt, na ra trái khá nhiều đợt, gần như là quanh năm luôn”.
Phá bỏ vườn tiêu chết, dân chuyển ra trồng cây sa chi. Ảnh: TA
Tương tự, hơn 300 gốc bơ của ông Nguyễn Đình Nhiên (53 tuổi, xã Ia Blư, huyện Chư Pưh, Gia Lai) hiện cũng đang bung hoa và sắp có những đợt thu hoạch đầu tiên. “Với diện tích hơn 1ha tiêu chết, biết không thể phục hồi nên tôi đã đào bỏ và mua hơn 300 gốc bơ booth về thử nghiệm. Năm 2017, cũng là năm đầu tiên vườn bơ cho những trái bói đầu tiên, có những trái nặng gần 1kg nên tôi cũng đang rất hy vọng năm 2018 sẽ cho lợi nhuận cao từ việc chuyển đổi cây trồng này...”, ông Nhiên bộc bạch.
Ông Nguyễn Văn Hợp - Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Sê cho biết: “Việc bà con chuyển đổi cây trồng, luân canh các cây trồng làm mới đất trên diện tích tiêu chết là rất tốt. Tuy nhiên, Phòng Nông nghiệp cũng khuyến cáo bà con không nên mở rộng diện tích cây sa chi vì loại cây này đang trong quá trình thử nghiệm, chưa biết có hợp với thổ nhưỡng và khí hậu ở đây không. Ngoài ra, nhu cầu các cây ăn quả ở ngoài thị trường đang lớn, nhưng không vì vậy mà đổ xô trồng. Nếu lượng cung vượt cầu thì bà con lại rơi vào cảnh “đổ” như những vụ việc tương tự trên cả nước…”.
Tuấn Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Trần Quý
Lê Hữu Chính
Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn