Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nghiêm Lan
Thứ tư, 07/07/2021 - 20:13
(Thanh tra) - Các doanh nghiệp bán lẻ khẳng định, hàng hóa rất nhiều, không bao giờ thiếu, giá cả bình ổn, hệ thống siêu thị hoạt động xuyên suốt. Trong thời gian giãn cách người dân yên tâm không cần mua sắm dồn dập.
Hàng hóa đảm bảo cung cấp trong thời gian giãn cách. Ảnh: NL
Không bao giờ thiếu hàng hóa
Các đơn vị này cho biết, đã tăng lượng dự trữ nhằm đảm bảo sẽ cung cấp đều đặn với giá cả bình ổn ra thị trường trong tối thiểu 6 tháng tới cho các mặt hàng nhu yếu phẩm như đường, gạo, dầu ăn, muối, nước mắm, dầu ăn, thịt, trứng, rau củ quả, thực phẩm khô và đặc biệt là các mặt hàng chống dịch như các loại gel, nước rửa tay, xà bông, khẩu trang vải sát khuẩn. Tất cả mặt hàng đã tăng số lượng gấp 3-5 lần.
Do đó, người dân có thể yên tâm không bao giờ thiếu hàng hóa trong suốt thời gian giãn cách. Hàng hóa rất nhiều, không bao giờ thiếu và siêu thị hoạt động xuyên suốt nên người dân không nên mua sắm dồn dập, tụ tập quá đông sẽ đẩy nguy cơ bệnh dịch lên cao và có thể gây tắc nghẽn các kênh mua sắm
Một siêu thị cho biết, trước diễn biến phức tạp của dịch Covid -19, đơn vị đã tăng trữ lượng hàng hóa thiết yếu và nâng cao mức độ chống dịch tại toàn bộ hệ thống bán lẻ và kêu gọi sự phối hợp của người dân thực hiện hướng dẫn các biện pháp an toàn khi đến siêu thị.
Có thể nói, chính việc tụ tập đông người không cần thiết và thiếu ý thức tuân thủ các biện pháp giãn cách, 5K của người dân trong thời gian qua đã góp phần đẩy số lượng ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao, đồng thời cũng làm các chợ, siêu thị phải liên tiếp đóng cửa.
Theo những đơn vị này, từ kinh nghiệm trong việc phân phối khẩu trang, hàng hóa trong những đợt giãn cách trước, người dân không nên nôn nóng tích trữ hàng hóa, không nên mua sắm dồn dập sẽ tạo áp lực lớn, gây quá tải hệ thống phân phối dẫn đến nguy cơ tắc nghẽn.
Các siêu thị đã có kế hoạch tăng thời gian phục vụ lên đến 23 giờ mỗi ngày.
Theo ghi nhận của phóng viên, sáng 7/7, siêu thị tại số 1 đường Hoàng Việt, quận Tân Bình, lượng khách đến mua sắm khá đông. Khách phải khai báo y tế trước khi vào siêu thị. Một số quầy như hàng tươi sống, thịt các loại đã hết. Khách tập trung mua hàng tươi sống, rau củ quả, đồ khô như mì gói, bún, phở khô... Lượng khách xếp hàng chờ tính tiền rất đông, tuy nhiên, khách đứng giãn cách chứ không chen chúc.
Đảm bảo an toàn trong giao dịch hàng hóa
Liên quan đến việc cung ứng hàng hoá, lãnh đạo Sở Công thương cho biết, bên cạnh việc tổ chức duy trì nguồn cung từ các tỉnh, thành về TP HCM một cách an toàn, lưu thông thông suốt, đảm bảo nguồn cung hàng hóa ổn định cho thị trường, Sở Công thương tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường, vận hành ổn định chuỗi cung ứng hàng hóa gồm các kênh phân phối hiện đại và truyền thống.
Trong đó, tăng cường năng lực cung ứng của các chợ truyền thống, hệ thống phân phối hiện đại với quan điểm tăng cường bảo vệ các hệ thống này để giữ vững vai trò cốt yếu trong cung ứng hàng hóa thiết yếu cho người dân, đồng thời siết chặt quản lý, đảm bảo các biện pháp an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19.
Trong quá trình hoạt động, việc mở cửa trở lại các điểm bán ngưng hoạt động phải được đánh giá kỹ và thực hiện theo đúng hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM tại Văn bản số 2818 ngày 1/7/2021.
Về phương thức phân phối hàng hóa, nhằm giảm thiểu việc tiếp xúc trực tiếp, đảm bảo các biện pháp an toàn trong giao dịch hàng hóa, Sở Công thương đã triển khai đến UBND TP Thủ Đức và các quận huyện tăng cường tuyên truyền vận động người dân sử dụng các phương thức đặt hàng trực tuyến, đặt hàng qua điện thoại… thay vì mua hàng tại các điểm bán truyền thống; đồng thời, cũng đề nghị các doanh nghiệp phân phối hàng hóa, doanh nghiệp hoạt động thương mại điện tử đẩy mạnh các hoạt động đặt hàng trực tuyến, giao hàng tại nhà, thực hiện các biện pháp an toàn trong giao nhận hàng hóa.
Qua theo dõi, đánh giá nhu cầu tiêu dùng của người dân và khả năng cung ứng hàng hóa của các hệ thống phân phối cũng như nguồn cung ứng từ các tỉnh, thành có thể khẳng định nguồn hàng hóa của TP HCM vẫn được duy trì ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không có tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Người dân có thể yên tâm, không nên mua sắm quá nhiều hàng hoá cùng một lúc làm mất khả năng cân đối cung - cầu, gây lãng phí và làm ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch Covid-19.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.
Chu Tuấn - Quang Dân
14:25 22/11/2024(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.
Văn Thanh
12:45 22/11/2024Văn Thanh
12:43 22/11/2024Bùi Bình
21:53 20/11/2024Hương Giang
20:39 20/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh