Theo dõi Báo Thanh tra trên
Linh An/BNEWS/TTXVN
Thứ sáu, 08/05/2020 - 09:44
5 cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong các cuộc thảo luận của người dùng trên mạng xã hội lần lượt là VinID (VinMart), Bách hoá Xanh (MWG), SpeedL (LotteMart), Co.opmart (Saigon Co.op) và Big C.
Theo báo cáo mới nhất từ Công ty khảo sát thị trường Younet Media, xu hướng chuyển dịch sang mua sắm trực tuyến sẽ khiến toàn ngành bán lẻ thay đổi trong tương lai gần.
Hiện nhiều nhà bán lẻ trong nước đang nhận được sự quan tâm, chú ý của người tiêu dùng trong nước.
Cụ thể, Công ty YouNet Media sử dụng công cụ lắng nghe trên mạng xã hội để thu thập và phân tích dữ liệu từ những cuộc thảo luận của người dùng trong quý I/2020 khi đề cập tới các nhà bán lẻ trực tuyến. Đơn vị này cho biết, 5 cái tên được nhắc tới nhiều nhất trong các cuộc thảo luận của người dùng trên mạng xã hội lần lượt là VinID (VinMart), Bách hoá Xanh (MWG), SpeedL (LotteMart), Co.opmart (Saigon Co.op) và Big C.
3 nhà bán lẻ trực tuyến nhận được số lượng phản hồi cao nhất từ người dùng là những mô hình bán lẻ “sinh sau đẻ muộn” VinID, Bách hoá Xanh và Speed L. Ngược lại, hai nhà bán lẻ có lịch sử hình thành vài chục năm là Saigon Co.op và Big C lại không nhận được nhiều phản hồi từ người dùng mạng xã hội.
Saigon Co.op dù sở hữu nhiều chuỗi mô hình bán lẻ đa dạng từ bình dân (Co.opMart, Co.op Extra) tới trung cao cấp (siêu thị FineLife) nhưng lại chậm chân khi dịch chuyển lên trực tuyến. Trang web đặt hàng của hệ thống Co.opmart vừa được ra mắt hồi cuối năm ngoái, trong khi dịch vụ nhận đơn hàng qua hotline/ zalo/viber của nhà bán lẻ này chỉ mới được triển khai trong tháng 3 vừa rồi.
Nhà bán lẻ thuộc sở hữu của các ông chủ Thái Lan Big C thay vì tự vận hành thì đang liên kết với các ứng dụng đi chợ hộ như GrabMart, NowFresh và mới đây nhất là Chopp.vn để đẩy mạnh bán lẻ trực tuyến.
Ngược lại VinID, Bách hoá Xanh và Speed L đều triển khai việc bán hàng qua website và ứng dụng mua sắm trên di động cho dù sở hữu cả 2 kênh phân phối offline lẫn online - là điểm cộng cho 3 nhà bán lẻ này.
Từ thống kê lượng thảo luận của người dùng, YouNet tập trung phân tích 3 nhà bán lẻ hoạt động sôi nổi nhận được lượng phản hồi cao nhất: Speed L, VinID và Bách hoá Xanh.
Theo đó, trang thương mại điện tử của Lotte Mart ghi nhận đã có 3,494 lượt thảo luận; trong đó, hoạt động nổi trội như kết hợp nội dung với các thương hiệu đối tác, minigame và xuyên suốt nội dung với thông điệp đảm bảo lượng hàng hoá để phục vụ nhu cầu mua sắm trực tuyến và tại chỗ cho khách hàng của Lotte.
Với việc cũng tận dụng tốt thời điểm để triển khai minigame, tăng tương tác với khách hàng bằng những nội dung được cả cộng đồng quan tâm như niềm vui từ đi chợ online, nấu ăn tại nhà và hợp tác với các thương hiệu đối tác như cung cấp dịch vụ thanh toán khiến Speed L xuất hiện nhiều trên MXH.
Với Bách hoá Xanh, Chuỗi bán lẻ thực phẩm và FMCG của MWG (Thế Giới Di Động) trong quý I/2020 ghi nhận hơn 3,823 lượt thảo luận. Các nội dung xuất hiện nhiều nhất trong những cuộc thảo luận đa số liên quan tới thông điệp “Làm thế nào để phòng tránh dịch bệnh COVID-19”, “Mua gì trên Bách hoá Xanh để đối phó mùa dịch” hoặc “Ưu đãi vô vàn - Mua hàng giá cực sốc”.
Bách hoá Xanh đã khá thành công trong việc đáp ứng nhu cầu tức thời là tìm kiếm các mặt hàng để tăng cường hệ miễn dịch (nhu cầu bảo vệ sức khoẻ trong mùa dịch), ghi điểm trong suy nghĩ của khách hàng khi họ nhớ tới một nhà bán lẻ và mua các sản phẩm đối phó với dịch bệnh.
Đặc biệt với VinID - VinMart, mua sắm trực tuyến từ VinMart ghi nhận hơn 10.370 thảo luận (chiếm 53% trong tổng thảo luận) hoạt động sôi nổi trên cả fanpage và kênh YouTube của thương hiệu. VinID - VinMart nằm trong một hệ sinh thái bao gồm chuỗi bán lẻ, ứng dụng mua sắm, ví điện tử… nên không ngạc nhiên khi VinID xuất hiện nhiều trên MXH.
Cũng theo báo cáo E-retailer của YouNet Media, Tốc độ tăng trưởng của toàn ngành bán lẻ ước tính khoảng 20,10% trong quý I/2020 so với quý trước đó; và có 5 nhà bán lẻ đạt lượt truy cập vào website lớn nhất trong quý I/2020.
Trong số các nhà bán lẻ, Speed L có mức độ tăng trưởng cao nhất (278,5%) so với quý trước đó. Với hơn 8 triệu lượt truy cập trong quý I, YouNet Media nhận định Bách hoá Xanh đã tạo nên một sự cộng hưởng từ vị thế có sẵn của thương hiệu trong tâm trí người dung với những cập nhật thức thời từ sản phẩm, nội dung liên quan tới những nhu cầu tăng cao trong mùa dịch. Các từ khoá được đề cập nhiều nhất khi người dùng truy cập trang web Bách hoá Xanh đều liên quan tới dịch bệnh.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra, điểm chung dễ thấy nhất, các ứng dụng mua sắm trên điện thoại từ 3 thương hiệu đều gặp phải những phản hồi tiêu cực liên quan tới lỗi kỹ thuật như load chậm, không thể đăng nhập vào ứng dụng. Speed L và Bách hoá Xanh có ghi nhận phản hồi tiêu cực liên quan tới trải nghiệm khách hàng UI/UX, ví dụ như giao diện không bắt mắt, tính năng còn đơn giản...
Ứng dụng mua sắm trực tuyến trên điện thoại của VinID ghi nhận 20% lượng phản hồi tích cực. Trong 80% còn lại, có 60% người dùng cho biết họ gặp vấn đề khi đăng nhập vào ứng dụng hoặc ứng dụng load chậm/ giật/ lag; 20% còn lại là các lỗi liên quan tới thanh toán.
Bách hoá Xanh ghi nhận tới 75% phản hồi tiêu cực liên quan tới trải nghiệm dịch vụ, bao gồm giao diện không đẹp mắt, tính năng chưa tốt và về các lỗi kỹ thuật.
Speed L ghi nhận 22% phản hồi tích cực về ứng dụng. 10% số phản hồi tiêu cực là liên quan tới chất lượng sản phẩm và dịch vụ chăm sóc khách hàng của ứng dụng, số còn lại, khách hàng phản hồi không tốt về các yếu tố kỹ thuật như lag/ giật, không thể tải app... Thực tế, một yếu tố khách quan là do lượt tải về của ứng dụng này gần đây tăng đột biến, nên rất có thể đã dẫn tới các trục trặc kỹ thuật nói trên.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình
Phương Anh