Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tiếp tục phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2016 - 2020

Thứ năm, 19/11/2015 - 13:16

(Thanh tra) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020".

Ảnh minh họa. Nguồn Internet

Phó Thủ tướng giao Bộ Công thương tiếp thu ý kiến của các Bộ, xây dựng kế hoạch hàng năm, trên cơ sở đó tiếp tục triển khai thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg giai đoạn 2016-2020, bảo đảm phù hợp quy định và lồng ghép với các Chương trình mục tiêu Quốc gia đang triển khai trên địa bàn.

Các Bộ, cơ quan: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Liên minh Hợp tác xã Việt Nam căn cứ nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 23/QĐ-TTg chủ động phối hợp với Bộ Công Thương để triển khai thực hiện, bảo đảm thực hiện có hiệu quả mục tiêu đề ra.

Ngày 6/1/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 23/QÐ-TTg phê duyệt Ðề án "Phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010 - 2015 và định hướng đến năm 2020". Theo đề án, đến năm 2020, sẽ có khoảng 9.126 tỷ đồng đầu tư phát triển thương mại nông thôn với mục tiêu đến năm 2020, tất cả các xã đều có chợ đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối quy mô nhỏ và vừa.

Bộ Công thương cho biết, thực hiện Quyết định số 23/QĐ-TTg đến nay có 63 tỉnh, thành phố đã có quy hoạch hạ tầng thương mại nông thôn; các mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp theo Quyết định 23 đã góp phần định hướng cho các Hợp tác xã, chủ trang trại, hộ nông dân trong sản xuất nông nghiệp; đảm bảo tiêu thụ nông sản hàng hóa của người sản xuất thông qua các hợp đồng kinh tế; nâng cao nhận thức về quản lý hạ tầng thương mại cho cán bộ quản lý chợ; hạ tầng chợ nông thôn được đầu tư, cải tạo.

Tuy nhiên, việc thực hiện quy hoạch còn yếu; mô hình thí điểm tiêu thụ nông sản mới triển khai được 12/63 địa phương; công tác đào tạo chưa phủ được toàn bộ nhu cầu hiện có; công tác kêu gọi đầu tư hạ tầng thương mại nông thôn chưa đạt kết quả cao; việc lồng ghép các chương trình hiện có để thực hiện mục tiêu của Đề án chưa có hiệu quả.

Theo Bộ Công thương, giai đoạn 2016-2020 tiếp tục triển khai một số dự án theo nội dung Quyết định 23 với nội dung chủ yếu như xây dựng và nhân rộng mô hình tiêu thụ nông sản và cung ứng vật tư nông nghiệp cho 51 tỉnh, thành phố, dự kiến mỗi địa phương 2 mô hình; đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thương mại nông thôn (5.000 cán bộ quản lý và 6.000 hộ kinh doanh); phát triển hạ tầng thương mại ở địa bàn nông thôn, dự kiến cải tạo 3 chợ đầu mối, 30 chợ biên giới cửa khẩu và 300 chợ dân sinh; lồng ghép từ các Chương trình, dự án mục tiêu, giảm nghèo.

Hợp Nhất

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm