Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 26/05/2015 - 23:47
(Thanh tra)- Tình cảnh “được mùa, mất giá” và ùn ứ sản phẩm nông nghiệp diễn ra ở nhiều nơi đang là vấn đề làm “nóng” cả nghị trường Quốc hội (QH).
Một trong những giải pháp tìm đầu ra cho nông sản là kết nối giữa nông dân - doanh nghiệp thu mua - doanh nghiệp tiêu thụ, trung tâm thương mại, siêu thị. Ảnh minh họa: Hương Giang.
Chật vật tìm khách hàng
Theo Chính phủ, 4 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 8,5 tỷ USD, giảm 5,1% so với cùng kỳ. Trong đó, xuất khẩu nông sản chính ước đạt 4,5 tỷ USD, giảm 5,1%; xuất khẩu thủy sản ước đạt 1,9 tỷ USD, giảm 15%. Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu gạo, cà phê, thủy sản giảm mạnh.
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế của QH cũng cho thấy, mức tăng trưởng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản ở mức thấp, chỉ tăng 2,14% so với mức tăng 2,68% cùng kỳ năm trước.
“Đều đau lòng nhất của chúng ta là 67% tức là 60 triệu dân sống ở nông thôn, với 40 vạn lao động nông nghiệp nhưng đóng góp cho Nhà nước, GDP là 18%. Bởi vậy, rõ ràng là năng suất thấp, nhưng thấp mà không ổn định mới là nguy cơ. Cho nên, kết quả tăng trưởng của Việt Nam là rõ nét, nhưng cũng cho thấy lĩnh vực nông nghiệp là quá khó khăn, kết quả chưa trọn vẹn”, TS Trần Hoàng Ngân, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (Đại biểu QH TP Hồ Chí Minh) nhận định.
Giữa bối cảnh đó, người nông dân lại “lật đật” chuẩn bị cho một vụ dưa hấu mới. Hàng vạn ha vải thiều tại tỉnh Bắc Giang đang chuẩn bị vào mùa trong tâm trạng thấp thỏm của người dân: Vừa hy vọng vào những chính sách xuất khẩu mới, vừa ám ảnh bởi tình trạng bấp bênh, cảnh ách tắc ở cửa khẩu những năm gần đây.
Cơ quan quản lý chưa làm tròn vai
Theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu, khởi nguồn của câu chuyện nông sản gặp khó đầu ra chính là bắt nguồn từ “gốc” tái cơ cấu nông nghiệp. “Mặc dù có nhiều nỗ lực, cố gắng trong việc ban hành các đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, nhưng vẫn còn lúng túng, vướng mắc trong việc tổ chức lại sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất lao động. Việc nhân rộng các mô hình sản xuất, quản lý thành công trong thực tiễn, nhất là mô hình liên kết chuỗi giá trị đối với các sản phẩm nông nghiệp còn chậm”, ông Giàu nhận xét.
Thẳng thắn nhìn nhận, trong tiêu thụ sản phẩm nông sản vừa qua tồn tại khá nhiều vấn đề, một trong số đó là thiếu sự hợp tác, liên hệ đồng bộ chặt chẽ giữa các khâu về quy hoạch, tìm kiếm thị trường, Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng nhấn mạnh: “Không ai có thể trách người nông dân được, vì cứ cái gì họ có lợi là làm. Có trách là trách cơ quan quản lý chưa làm tròn vai của mình dù vừa qua chúng ta đã nỗ lực cố gắng. Điều đó có nghĩa, đừng có đổ lỗi cho ai, mà mỗi 1 cơ quan, đơn vị cần xem lại đã làm gì, hướng dẫn cho người dân làm sao, tham mưu cho Chính phủ như thế nào để càng ngày công tác tham mưu có hiệu quả hơn”.
Tuy nhiên, Bộ trưởng lý giải, tình trạng ách tắc mặt hàng nông sản chủ yếu “rơi” vào sản phẩm không có quy hoạch hoặc quy hoạch lỏng lẻo, ví dụ như dưa hấu, nhất là đây là loại cây ngắn ngày, người nông dân tận dụng trồng giữa 2 vụ lúa, không ai có thể kiểm soát, ngăn chặn được.
Thay đổi từ tư duy đến con người
Để giải cứu nông sản ế nói riêng, thách thức trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung, theo các chuyên gia, phải đẩy mạnh tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, trong đó tập trung xác định rõ những lợi thế và các loại sản phẩm của từng địa phương với giải pháp hàng đầu vẫn là công tác quy hoạch, kế hoạch sản xuất. Đồng thời, bám sát nhu cầu của thị trường ngay từ khâu sản xuất, chứ không phải sản xuất rồi khoán cho doanh nghiệp xuất khẩu và mở rộng kho bãi tập kết, trung chuyển hàng hóa để bảo quản được tốt hơn, thậm chí lựa chọn phân loại hàng trước khi thông quan.
Đại biểu QH Lê Như Tiến, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, thanh thiếu niên, nhi đồng của QH cho rằng, để người nông dân không “thiệt đơn, thiệt kép” cần phải tính lại chí phí cho khâu trung gian tiêu thụ nông sản vì “sản xuất, bán ra chỉ có 2 - 3 nghìn/kg, mà đến tay người tiêu dùng sử dụng trực tiếp thì gấp đến 10 lần”.
Một vấn đề nữa, người sản xuất Việt Nam vốn sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, có thể nói rằng họ không biết thông tin, không được hướng dẫn cụ thể nên đôi khi vô thức trong sử dụng một số loại hoá chất không cho phép áp dụng trong quá trình sản xuất cây trồng, vật nuôi. “Điều này đòi hỏi các cơ quan quản lý của Việt Nam phải làm tốt hơn công tác thông tin, tuyên truyền, giải thích, kiểm tra, kiểm soát và người sản xuất cũng cần có ý thức hơn trong việc sản xuất. Với tư cách là cơ quan quản lý Nhà nước, chúng tôi cũng mong người nông dân cần chủ động hơn, coi trọng hướng dẫn, tư vấn của cơ quan quản lý Nhà nước. Nhiều khi quá chạy theo mong muốn cục bộ, chủ quan của mình thì không thành công trong sản xuất, kinh doanh”, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng nói.
Khi sự dư thừa nông sản lên đến cao độ, để giải cứu đầu ra đã có quá nhiều những cuộc họp được tổ chức, từ các cơ quan bộ, ngành, Chính phủ rồi đến QH trong kỳ họp đang diễn ra cũng sẽ được ra những quyết sách. Điều đáng nói, đến nay các giải pháp đưa ra không phải mới nhưng xét ra lại vô cùng thiết yếu, đòi hỏi quyết tâm cao độ của cả hệ thống quản lý Nhà nước cũng như chuyển đổi trong tư duy của doanh nghiệp và người nông dân.
Hương Giang
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà