Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thái Bình: Xây dựng hạ tầng đồng bộ khu vực ven biển

Trọng Tài

Thứ bảy, 09/12/2023 - 20:33

(Thanh tra) - Nhận thức rõ tầm quan trọng của hạ tầng giao thông trong kết nối vùng, những năm qua, Thái Bình đang ưu tiên mọi nguồn lực để gấp rút triển khai hoàn thiện nhiều công trình quan trọng; đặc biệt, là kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực ven biển…

KCN Liên Hà Thái (Khu Kinh tế Thái Bình) đã thu hút được 14 D.A thứ cấp. Ảnh: CTV

Ngày 29/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 36/2017/QĐ-TTg về việc thành lập Khu Kinh tế Thái Bình với quy mô 30.583ha; bao gồm 31 xã, thị trấn khu vực ven biển của 2 huyện Thái Thụy và Tiền Hải.

Khu Kinh tế Thái Bình là khát vọng phát triển của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Thái Bình, thể hiện tầm nhìn, tư duy chiến lược để tăng trưởng kinh tế.

Vì vậy, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập, các sở, ban, ngành, địa phương của Thái Bình đã cùng các chuyên gia tập trung bắt tay nghiên cứu lập quy hoạch. Đến ngày 28/10/2019, tỉnh đã hoàn thành quy hoạch chung xây dựng khu kinh tế và được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Theo quy hoạch, Khu Kinh tế Thái Bình có 5 khu chức năng chính, gồm: Trung tâm điện lực (853ha); các khu công nghiệp (KCN) - đô thị - dịch vụ, KCN và cụm công nghiệp (8.020ha); khu cảng biển và các khu bến (khoảng 500ha); các khu du lịch và dịch vụ tập trung (3.110ha); các đô thị; các khu dân cư nông thôn và nông nghiệp tập trung.

Thái Bình đang phát huy lợi thế về năng lượng điện phục vụ cho khu kinh tế và các KCN. Ảnh: Trọng Tài

Để phát huy lợi thế “mặt tiền biển Đông”, biến khát vọng “tiến xa ra biển, làm giàu từ biển” trở thành hiện thực, Thái Bình đã và đang tập trung thực hiện quy hoạch, đầu tư xây dựng các tuyến giao thông kết nối giữa các trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối khu vực ven biển.

Cùng với đó, chỉ đạo đẩy mạnh thu hút đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp ven biển. Trong đó, đặc biệt quan tâm và huy động mọi nguồn lực để đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình (có tổng chiều dài hơn 43km); tuyến cao tốc trên địa bàn tỉnh kết nối Thái Bình với Nam Định, Ninh Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh.

Đến nay, dự án (D.A) tuyến đường bộ ven biển đoạn qua tỉnh Thái Bình đã hoàn thành giá trị khối lượng thi công 2.300 tỷ đồng, đạt khoảng 70%. Phần đường đã triển khai thi công 24,84km; phần cầu đã cơ bản hoàn thành 9/11 cầu…

Ngoài ra, Thái Bình cũng đã phê duyệt D.A đầu tư xây dựng các tuyến đường trục kết nối với các khu chức năng trong Khu Kinh tế Thái Bình với tổng vốn đầu tư dự kiến 5 tuyến đường hơn 2.500 tỷ đồng; trong đó, nguồn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 là 1.500 tỷ đồng, còn lại nguồn vốn ngân sách tỉnh và các nguồn vốn hợp pháp khác.

Các tuyến đường trục kết nối tạo động lực thu hút đầu tư vào khu kinh tế. Ảnh: CTV

Cùng với việc quy hoạch và triển khai xây dựng các tuyến đường, góp phần hoàn thiện đồng bộ hạ tầng giao thông kết nối, tỉnh cũng đang tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng hạ tầng các KCN, như: KCN Liên Hà Thái, KCN Tiền Hải, KCN Hải Long...

Không chỉ vậy, với 52km bờ biển trải dài, hàng chục nghìn km2 vùng lãnh hải, để phát huy thế mạnh về phát triển kinh tế biển, đáp ứng dịch vụ hậu cần nghề cá, ngoài 4 cảng cá, bến cá hiện có, địa phương cũng đang tập trung phối hợp cùng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoàn thành các bước đầu tư xây dựng cảng cá Thụy Tân (huyện Thái Thụy).

Cảng cá Thụy Tân đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch là cảng cá loại I, đáp ứng 120 lượt tàu ra, vào cảng/ngày; loại tàu lớn nhất có khả năng cập cảng là 400CV; lượng thủy sản qua cảng đạt 15.000 tấn/năm… Đây sẽ là động lực, nâng cao hiệu quả phát triển khai thác hải sản, đặc biệt, là khai thác xa bờ; giảm tổn thất sau thu hoạch khai thác; hiện đại hóa công tác quản lý nghề cá trên biển…

Tuyến đường bộ ven biển tạo kết nối giao thương liên vùng giữa Thái Bình với các tỉnh ven biển. Ảnh: CTV

Với việc tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực ven biển cùng với những chính sách ưu đãi, hỗ trợ, Khu Kinh tế Thái Bình đang là địa bàn đầu tư hấp dẫn đối với các tập đoàn, doanh nghiệp lớn ở trong và ngoài nước.

Trong gần 3 năm qua, tổng vốn đầu tư thu hút vào khu kinh tế, KCN trên địa bàn tỉnh Thái Bình đạt 50.746 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư FDI đạt 1,52 tỷ USD, cao gấp 1,8 lần tổng vốn đầu tư FDI của tỉnh giai đoạn 2020 trở về trước.

Nếu xét riêng về thu hút FDI cấp mới, năm 2022 và 9 tháng đầu năm 2023, Thái Bình nằm trong tốp 10 cả nước. Trong đó, khu kinh tế đã thu hút được 3 D.A hạ tầng KCN gồm: KCN Liên Hà Thái, KCN Hải Long, KCN VSIP Thái Bình…

Hiện tại, còn nhiều nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất D.A trong khu kinh tế như khu đô thị, khu du lịch nghỉ dưỡng, sân golf, D.A điện khí LNG, điện gió, khu cảng biển, cảng cạn ICD, cảng thủy nội địa…

Các trục giao thông kết nối trong các khu, cụm công nghiệp được đầu tư đồng bộ để thu hút nhà đầu tư. Ảnh: CTV

Để đạt được mục tiêu giai đoạn 2021 - 2025, khu kinh tế thu hút đầu tư được 5 tỷ USD, hiện nay, tỉnh Thái Bình đang tập trung huy động các nguồn lực để tiếp tục đầu tư hạ tầng. Điều này sẽ mở ra cơ hội cho tỉnh bứt phá, hình thành một khu kinh tế hiện đại, hiệu quả bậc nhất. Từ đó, đưa Thái Bình trở thành một tỉnh phát triển trong khu vực đồng bằng sông Hồng; biến khát vọng “tiến xa ra biển, làm giàu từ biển” của bao thế hệ người dân Thái Bình trở thành hiện thực…

Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Bình, 11 tháng năm 2023, trên địa bàn khu kinh tế, KCN đã cấp mới, điều chỉnh chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với 49 D.A với số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 16.283 tỷ đồng; tăng gấp 1,2 lần so với cùng kỳ năm 2022.

Xét riêng FDI, 11 tháng năm 2023, thu hút khoảng 634 triệu USD, bằng 1,4 lần so với cả năm 2022. Trong đó, thu hút được một số D.A lớn của nhà đầu tư có thương hiệu như: D.A đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN VSIP của Tập đoàn VSIP, với tổng vốn đầu tư đăng ký 212 triệu USD; D.A sản xuất kính áp tròng của Công ty Pegavision Corporation, với tổng vốn đầu tư đăng ký 200 triệu USD...

Lũy kế đến tháng 11/2023, tổng số có 326 D.A đầu tư vào khu kinh tế và các KCN trên địa bàn tỉnh còn hiệu lực, với tổng số vốn đầu tư đăng ký 137.749 tỷ đồng. Trong đó, có 250 D.A đầu tư trong nước (chiếm 77% tổng số D.A), vốn đầu tư đăng ký 88.081 tỷ đồng (chiếm 64% tổng vốn đăng ký).

Có 76 D.A đầu tư nước ngoài (chiếm 23% tổng số dự số D.A), vốn đầu tư đăng ký 49.668 tỷ đồng, tương đương 2,2 tỷ USD (chiếm 36% tổng vốn đăng ký). 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm