Theo dõi Báo Thanh tra trên
Trọng Tài
Chủ nhật, 26/11/2023 - 18:12
(Thanh tra) - Thái Bình là tỉnh có “mặt tiền biển Đông” khá lớn khi sở hữu hơn 52km bờ biển và ngày nay đang hội tụ những điều kiện tốt nhất để biến khát vọng “tiến xa ra biển, làm giàu từ biển” trở thành hiện thực.
Toàn cảnh nhà máy Nhiệt điện Thái Bình. Ảnh: T.T
Thái Bình là tỉnh ven biển, thuộc đồng bằng sông Hồng; nằm trong vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; có bờ biển trải dài 52km và 5 cửa sông lớn, tạo ra vùng bãi triều hơn 16.000ha, mở ra nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển kinh tế biển.
Đây là khu vực có vị trí thuận lợi cho phát triển kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực; kết nối giao thông đường thủy, đường bộ thuận tiện với các tỉnh, TP trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ; có các tuyến quốc lộ 37, 37B, 39, tỉnh lộ 456 đi qua và đặc biệt là tuyến đường bộ ven biển (được khởi công xây dựng từ đầu năm 2019 theo chủ trương của Chính phủ), giúp rút ngắn đáng kể khoảng cách và thời gian di chuyển từ khu vực ven biển Thái Bình đến cảng biển nước sâu Đình Vũ, Lạch Huyện và sân bay quốc tế Cát Bi (Hải Phòng), sân bay Vân Đồn, cửa khẩu Móng Cái (Quảng Ninh) và các tỉnh, TP khu vực duyên hải Bắc Bộ.
Cùng với đó, khu vực ven biển của Thái Bình có lợi thế rất lớn về nguồn năng lượng điện, than và khí đốt tự nhiên với trữ lượng lớn, có thể khai thác lâu dài.
Điển hình là mỏ khí đốt Tiền Hải đã được khai thác từ năm 1986 với sản lượng khai thác bình quân mỗi năm hàng chục triệu m3 khí thiên nhiên phục vụ cho sản xuất; mỏ nước khoáng Tiền Hải ở độ sâu 450m có trữ lượng tĩnh khoảng 12 triệu m3, được khai thác từ năm 1992...
Bên cạnh đó, Thái Bình cũng là địa phương có quỹ đất ven biển, nguồn nhân lực tại chỗ khá dồi dào. Đồng thời, với lợi thế về bờ biển dài, bãi triều bồi rộng và cảnh quan thiên nhiên ven biển thuần khiết, đa dạng sinh học, tỉnh cũng có nhiều thuận lợi để phát triển nuôi trồng, đánh bắt thủy sản và phát triển dịch vụ, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng.
Đặc biệt, trong những năm gần đây, kết cấu hạ tầng kỹ thuật khu vực ven biển tiếp tục được Thái Bình tăng cường đầu tư đồng bộ; đã tập trung huy động nguồn vốn đầu tư xây dựng và hoàn thành nhiều công trình hạ tầng quan trọng, cơ bản đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Hạ tầng giao thông, nhất là các tuyến giao thông kết nối giữa các trục giao thông đầu mối trong tỉnh và kết nối khu vực ven biển đã được đầu tư, triển khai; đẩy mạnh thu hút nguồn lực đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, các khu, cụm công nghiệp ven biển.
Công tác quy hoạch phát triển kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế và bảo vệ chủ quyền biên giới vùng biển được tỉnh thực hiện tốt, cùng với việc điều chỉnh, bổ sung các khu, cụm công nghiệp, du lịch, dịch vụ, cảng biển, đô thị ven biển.
Với tiềm năng và lợi thế riêng có, trong những năm gần đây, Thái Bình đã khai thác khá tốt thế mạnh của mình, bước đầu đưa kinh tế biển trở thành động lực tăng trưởng. Việc “tiến xa ra biển, làm giàu từ biển”, không chỉ tạo ra những động lực phát triển cho địa phương có biển như Thái Bình mà cao hơn nữa còn tăng cường sức mạnh tổng hợp, thế và lực của quốc gia.
Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1486/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu Kinh tế Thái Bình, tỉnh Thái Bình đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, Khu Kinh tế Thái Bình có diện tích tự nhiên 30.583ha. Bao gồm 30 xã, 1 thị trấn thuộc 2 huyện Thái Thụy, Tiền Hải và phần tiếp giáp ven biển. Trong đó, huyện Thái Thụy gồm 14 xã và 1 thị trấn; huyện Tiền Hải gồm 16 xã.
Khu Kinh tế Thái Bình xác định trọng tâm là ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp tận dụng được lợi thế, tiềm năng của khu vực về nguồn khí thiên nhiên nguồn nguyên liệu, liên kết với các khu kinh tế, khu công nghiệp đã phát triển trong vùng đồng bằng sông Hồng; kết hợp phát triển các ngành công nghiệp, nuôi trồng thủy sản ở những khu vực có chất lượng đất tốt, nguồn lợi thủy sản phong phú; phát triển đô thị, thương mại dịch vụ, du lịch phù hợp với tiềm năng và nhu cầu của khu vực.
Đồng thời, thực hiện nhất quán chủ trương xã hội hóa nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư để phát triển hạ tầng và thu hút các nhà đầu tư chiến lược tiềm năng vào khu kinh tế. Xây dựng cơ chế, chính sách hấp dẫn, ổn định; thủ tục hành chính đơn giản, nhanh gọn, thuận lợi, một đầu mối, tạo môi trường thông thoáng và mọi điều kiện thuận lợi nhất để các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến cuối tháng 11/2024, tỉnh Lạng Sơn đã giải ngân được 2.160/4.021 tỷ đồng vốn đầu tư công theo kế hoạch năm 2024, đạt 54% kế hoạch, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (63%).
Chính Bình
11:15 06/12/2024(Thanh tra) - Ngày 5/12, Đoàn công tác của Văn phòng Ban Chỉ đạo Nhà nước các chương trình, công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành năng lượng về Dự án đường dây 220kV Huội Quảng - Nghĩa Lộ làm việc với UBND tỉnh Sơn La để tháo gỡ khó khăn cho dự án.
Trần Kiên
21:53 05/12/2024T.Lương
21:25 05/12/2024Bùi Bình
21:15 05/12/2024Văn Thanh
14:34 05/12/2024Trần Quý
Kim Thành
Vũ Linh
Hương Giang
Lê Phương
Trần Quý
Hải Viên
Phương Hiếu
Trần Quý
Minh Nghĩa - Đình Thanh
Uyên Uyên
Nam Dũng