Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tàu cá vỏ thép bị hư hỏng: Trách nhiệm chính thuộc về các công ty đóng tàu

Thứ năm, 07/09/2017 - 10:55

(Thanh tra) - Là một trong số những thông tin được đề cập tại buổi họp báo thường kỳ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) tổ chức cuối giờ chiều ngày 6/9.

Toàn cảnh buổi họp báo chiều muộn ngày 6/9. Ảnh: PH

Lĩnh vực chăn nuôi đảm bảo mức tăng trưởng 3%

Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Hà Công Tuấn cho biết, các chỉ tiêu về đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngành, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản, xây dựng nông thôn mới, ngành sẽ đảm bảo về đích. Chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành NN & PTNT là đảm bảo tốc độ tăng trưởng ngành 3,05% và giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản tối thiểu phải đạt 33 tỷ USD và 31% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 

Trong 8 tháng, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt 23,7 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong các lĩnh vực sản xuất, thủy sản đang có những tín hiệu tăng trưởng và xuất khẩu khả quan. Giá trị xuất khẩu thuỷ sản ước đạt 5,1 tỷ USD, tăng 18,1%. Dự kiến, kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2017 sẽ đạt 8 tỷ USD (tăng hơn 1 tỷ USD so với năm 2016). 

Theo Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Nguyễn Duy Vĩnh, để hoàn thành chỉ tiêu Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành, Bộ đã tập trung vào nhiều nhóm giải pháp chính. Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành, thúc đẩy tăng trưởng, ngành đã xác định nhóm sản phẩm chủ lực theo cấp quốc gia, vùng, tỉnh, trong đó có giải pháp đồng bộ thực hiện các chỉ tiêu từng lĩnh vực. Cùng với đó là tiếp tục mở các thị trường xuất khẩu tiềm năng, tăng cường quảng bá các sản phẩm nông sản Việt Nam; tăng cường quản lý chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, quản lý vật tư nông nghiệp…

Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch Nguyễn Duy Vĩnh cho biết sản lượng vụ Đông Xuân giảm 300.000 tấn lúa, nhưng vụ Hè Thu ở các tỉnh phía Nam lại tăng khoảng 400.000 tấn lúa so với cùng kỳ năm 2016. Ảnh: PH

Đối với lĩnh vực trồng trọt, theo ông Vĩnh, do những tháng đầu năm thời tiết diễn biến phức tạp nên sản lượng vụ Đông Xuân giảm 300.000 tấn lúa, nhưng vụ Hè Thu ở các tỉnh phía Nam lại tăng khoảng 400.000 tấn lúa so với cùng kỳ năm 2016. 

Trong chăn nuôi, chăn nuôi lợn bị giảm sâu 4% về tổng đàn, nhưng bò, gia cầm lại tăng trưởng cao. Với nỗ lực tái đàn chăn nuôi lợn phục vụ nhu cầu Tết và sự tăng mạnh trong sản xuất trứng, đạt mức 11 tỷ quả (tăng gần 2 tỷ quả so với năm trước), dự báo năm nay lĩnh vực chăn nuôi sẽ đảm bảo mức tăng trưởng 3%. 

Mỗi năm xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn nhãn

Tại buổi họp báo, đại diện Cục Bảo vệ thực vật, Tổng cục Thủy sản, Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đã chia sẻ thêm về những nội dung liên quan đến lượng trái cây ngoại nhập, cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm hay vấn đề khắc phục sự cố đóng tàu vỏ thép tại Bình Định…

Liên quan đến số lượng trái cây ngoại nhập, theo Bộ NN & PTNT, ước giá trị nhập khẩu mặt hàng rau, quả tháng 8 năm 2017 đạt 169 triệu USD, đưa giá trị nhập khẩu rau quả 8 tháng đầu năm 2017 đạt 1,02 tỷ USD, tăng 93,7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó, mặt hàng rau ước đạt 190 triệu USD, tăng 34,6% so với cùng kỳ 2016 và mặt hàng quả đạt 809 triệu USD (khoảng gần 18.000 tỷ đồng), tăng hơn 2 lần so với cùng kỳ năm 2016. Và thị trường nhập khẩu rau quả lớn nhất trong 7 tháng đầu năm 2017 là thị trường Thái Lan (chiếm tới 61,8% thị phần), tiếp đến là thị trường Trung Quốc (chiếm 16%). 

Trong 8 tháng liên tục không phát hiện mẫu vi phạm chất cấm Salbutamol trong 3.588 mẫu nước tiểu, 707 mẫu thịt tại các cơ sở giết mổ; tỷ lệ mẫu thịt vi phạm chỉ tiêu vi sinh vượt mức giới hạn cho phép là 1.571/5.707 mẫu vi phạm (chiếm 27,5%), giảm so với năm 2016 là 28,4%; tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, kháng sinh cấm và vượt giới hạn cho phép là 12/1.847 mẫu (chiếm 0,65%), giảm so với năm 2016 (30/2.788 mẫu, chiếm 1,07%); đã lấy 341 mẫu thanh long, xoài, vải, phát hiện 1 mẫu vải/218 mẫu vải (chiếm 0,46%) có hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật (Cypermethrin) vượt mức qui định MRLs; không phát hiện mẫu thanh long, xoài nào có dư lượng vượt mức tối đa cho phép.
Các kết quả giám sát cho thấy đã kiểm soát được việc sử dụng chất cấm Salbutamol trong chăn nuôi; tồn dư thuốc kháng sinh trong thịt, thủy sản đã giảm, nhưng các cơ quan thuộc Bộ sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát thuốc thú y, hóa chất, thuốc BVTV trong trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.

Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cho biết, phía Cục đã kiểm tra đầu nhập và đầu xuất. Theo đó, trong thời gian này có đến 90% lượng hoa quả Thái Lan được nhập về Việt Nam rồi tái xuất sang Trung Quốc. Song, thị trường Việt chỉ tiêu thụ khoảng 10% lượng hoa quả nhập khẩu từ Thái Lan. 

Cũng theo ông Trung, hiện mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 9 đến 10 ngàn tấn hoa quả sang Thái Lan. Riêng về quả nhãn, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu khoảng 300 ngàn tấn và tới thời điểm này lượng nhãn xuất khẩu đã đạt khoảng 200 ngàn tấn. Trong đó, thị trường chủ yếu là Trung Quốc và Mỹ. Đáng chú ý, mỗi tháng chúng ta xuất được khoảng 30 tấn nhãn sang thị trường khó tính là Mỹ.

Liên quan đến cảnh báo vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm của Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm của Mỹ (FDA) đối với 32 doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vào Mỹ từ đầu năm đến nay, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Nguyễn Quốc Toản cho biết, nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp chưa nắm bắt kịp thời các quy định và thích ứng với những chính sách nhập khẩu của Mỹ. Hiện, Cục đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn của Bộ làm việc với các doanh nghiệp và cơ quan nhập khẩu của Mỹ để chủ động thông tin đến các doanh nghiệp các quy định nhập khẩu của thị trường này. Cũng như thông báo cho các doanh nghiệp để thống nhất về nhận thức là trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng và đặc biệt là vào những thị trường đòi hỏi chất lượng cao việc tương thích chính sách và việc chuẩn bị kể cả những lộ trình nhập khẩu vào những thị trường này phải đáp ứng kịp thời tránh những rủi ro.

Xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm 

Giải đáp những nội dung liên quan đến vấn đề khắc phục sự cố đóng tàu vỏ thép tại Bình Định, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai cho biết, 18 tàu cá của tỉnh Bình Định bị hư hỏng do Công ty TNHH MTV Nam Triệu và Công ty TNHH Đại Nguyên Dương (Nam Định) đóng, trong đó, Công ty Nam Triệu đóng 13 tàu. Trách nhiệm chính thuộc về các công ty đóng tàu. Đến nay, Công ty TNHH MTV Nam Triệu đã thỏa thuận được với ngư dân về việc sửa chữa và đang khẩn trương tiến hành (7 tàu đã sửa xong, 5 tàu đang lắp đặt máy). Dự kiến, ngày 15/9 tới, 6 tàu sẽ hạ thủy và đến cuối tháng 9 những chiếc còn lại sẽ hoàn thành và được hạ thủy. 

Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Thủy sản Nguyễn Ngọc Oai cho biết sẽ thành lập đoàn kiểm tra xem xét trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm và trách nhiệm từng đăng kiểm viên. Ảnh: PH

Đối với 5 tàu do Công ty TNHH Đại Nguyên Dương đóng bị hoen rỉ nguyên nhân là do chỉ số Mangan của thép không đủ nên Bộ NN & PTNT đã thống nhất với UBND tỉnh Bình Định mời chuyên gia đầu ngành vào kiểm tra và đề xuất biện pháp xử lý. Dự kiến, sáng ngày 7/9, Sở NN & PTNT tỉnh Bình Định sẽ có cuộc họp với chủ tàu để thống nhất phương án sửa chữa.

Cũng theo ông Oai, còn nhiều nguyên nhân khác có thể gây nên hoen rỉ sét như chất lượng thép, chất lượng sơn, kỹ thuật sơn, môi trường sơn không tốt cũng ảnh hưởng tới chất lượng vỏ tàu. Tuy nhiên, “chúng tôi cũng thành lập đoàn kiểm tra xem xét trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm, trách nhiệm của từng đăng kiểm viên", ông Nguyễn Ngọc Oai khẳng định.

Thông tin thêm về trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm ngành Nông nghiệp, Thứ trưởng Bộ NN & PTNT Hà Công Tuấn cho biết, sẽ kiểm tra toàn diện để đánh giá trách nhiệm của các bên có liên quan cũng như trách nhiệm của các đơn vị đăng kiểm, và xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. “Việc xử lý sẽ được thực hiện trên tinh thần xem xét toàn diện, tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành, các doanh nghiệp, địa phương để xử lý", Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh.

Phương Hiếu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024
Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm