Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 12/04/2014 - 10:56
(Thanh tra) - Chiều ngày 11/4 tại Bình Dương, Đoàn Công tác Trung ương do đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) đã làm việc với Tỉnh ủy Bình Dương việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: NTL
Sau 5 năm tổ chức triển khai quán triệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X, cán bộ đảng viên, công chức, viên chức, các thành phần kinh tế và nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Dương đã nâng cao được nhận thức tư tưởng, quan điểm lập trường trong toàn Đảng bộ về chủ trương phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện Nghị quyết, tỉnh đã đạt được mức tăng trưởng khá so với vùng và cả nước. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) giai đoạn 2008-2013 tăng bình quân là 13%, riêng trong quý I/2014, tổng sản phẩm (GDP) của tỉnh tăng 9%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo tăng dần tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, đến cuối năm 2013 là: Công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp với tỷ trọng tương ứng là 61,3% - 35,3% - 3,4%.
Để phát triển kinh tế nhanh và bền vững trong thời gian qua, tỉnh Bình Dương chú trọng xây dựng và hoàn thiện các quy hoạch phù hợp với từng giai đoạn phát triển, như quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực... Thành công bước đầu mang tính đột phá trong thời gian qua của tỉnh là việc phát triển mạnh, có hiệu quả các khu công nghiệp (KCN) và các khu đô thị mới tập trung.
Toàn tỉnh hiện có 28 KCN với diện tích 9.073 ha và 08 cụm công nghiệp tổng diện tích 600 ha; hình thành một khu liên hợp công nghiệp – dịch vụ đô thị với tổng diện tích 4.196 ha. Thông qua việc phát triển KCN tập trung, nên việc thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài phát triển mạnh, tăng nhanh qua các năm, đã tạo điều kiện và động lực phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bình quân hàng năm thu hút khoảng 15.678 tỷ đồng vốn đầu tư trong nước và 1,75 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, từ 2008-2013 thu hút được vốn đầu tư là 8 tỷ 776 triệu USD.
Đến nay toàn tỉnh có 2.276 dự án đầu tư nước ngoài với tổng vốn đầu tư là 19 tỷ 600 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 18,5%/ năm (năm 2013 đạt 14,3 tỉ USD). Kim ngạch nhập khẩu tăng bình quân 14,5%/năm (năm 2013 đạt 11,3 tỷ USD). Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 22%/năm (năm 2013 tổng thu đạt 29.718 tỷ đồng, gồm thu nội địa 19.676 tỷ đồng, thu xuất nhập khẩu 10.042 tỷ đồng).
Việc liên kết, hợp tác giữa Bình Dương với các địa phương trong Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ngày càng đi vào chiều sâu và đạt được kết quả trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng kết cấu hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, hỗ trợ để ổn định thị trường hàng hóa, hợp tác hội nhập quốc tế.
Thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội đối với công nhân, bảo vệ môi trường. Với 1,1, triệu người đang lao động trong các ngành kinh tế của tỉnh Bình Dương và hằng năm thu hút khoảng 45.000 lao động mới, trong đó đa số là lao động ở ngoài tỉnh (chiếm 80%), tỉnh đã triển khai xây dựng nhà ở cho người lao động và công trình xã hội. Đến nay tỉnh thu hút 50 dự án nhà ở xã hội, riêng năm 2013 có 9 dự án hoàn thành đáp ứng cho 17.087 người ở. Đầu tư phát triển các mạng lưới y tế, trường học và cơ sở văn hóa để đáp ứng nhu cầu chăm sóc y tế, học tập, vui chơi giải trí cho công nhân. Huy động nhiều nguồn từ ngân sách, doanh nghiệp, vốn ODA để đầu tư các dự án xử lý môi trường. Có trên 97% dân cư đô thị và 96,2% dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh.
Tại buổi làm việc, Đoàn Công tác Trung ương đã nghe các ý kiến từ tỉnh Bình Dương thảo luận về các báo cáo đánh giá những kết quả trọng tâm, những khó khăn, vướng mắc nổi cộm và kiến nghị đề xuất của Bình Dương trong việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các đại biểu mong muốn tới đây tổng kết Nghị quyết sẽ có một số cơ chế chính sách được sửa đổi để các địa phương phát triển năng động hơn, tạo điều kiện cho địa phương phát triển, chủ động hơn, thực hiện được việc này tỉnh mong muốn và tin tưởng vai trò của Ban Kinh tế Trung ương là rất quan trọng.
Để thực hiện được các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào thực tiễn, có hiệu quả, theo đồng chí Lê Thanh Cung, Chủ tịch UBND tỉnh, từ thực tiễn tại Bình Dương cần xét đến tính năng động sáng tạo của cơ sở, Trung ương đã ban hành chủ trương chính sách, điều cần nhất là địa phương phải có sáng tạo để điều hành có hiệu quả. Tỉnh Bình Dương mong Trung ương hết sức quan tâm tính năng động sáng tạo của cơ sở (tuy nhiên không được trái với chủ trương, trái với pháp luật). Đồng chí kiến nghị, khi Trung ương ban hành văn bản pháp luật cần sát với thực tiễn ở địa phương để khi triển khai chính sách có hiệu quả cao, thúc đẩy được phát triển kinh tế xã hội.
Kết luận buổi làm việc, đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo đánh giá cao các ý kiến phát biểu từ các đồng chí lãnh đạo tỉnh, sở, ban, ngành của tỉnh trong quá trình thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X), đây là những ý kiến quan trọng từ thực tiễn phát triển tại địa phương để phục vụ sơ kết.
Đồng chí Phó Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh, qua sơ kết, hầu hết các ý kiến của các đại biểu đều cho rằng Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội tại Bình Dương trong thời gian qua, thể hiện qua các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội mà tỉnh đã đạt được, đặc biệt là tính năng động trong áp dụng các cơ chế chính sách, thu hút đầu tư, tính phân cấp đầu tư, ngân sách, huy động các nguồn lực, nuôi dưỡng các vùng kinh tế trọng điểm, thực thi các thể chế, kiểm tra, thanh tra, giám sát.
Theo đồng chí, nhiều nội dung trong Nghị quyết vẫn còn nguyên giá trị, đã tác động mạnh vào đời sống phát triển kinh tế xã hội, giúp Bình Dương có những đột phá phát triển kinh tế trong thời gian qua, đồng thời mong muốn Bình Dương đóng góp nhiều hơn nữa cho phát triển kinh tế nước nhà.
Nguyễn Thanh Liêm
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tháng 12/2024 và tháng 1/2025, là giai đoạn cao điểm sản xuất hàng hóa Tết Nguyên đán Ất Tỵ và cũng là thời điểm bước vào mùa khô ở Tây Nguyên khiến mức tiêu thụ điện khu vực này tăng cao. Trước yêu cầu quan trọng này, Tổng Công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC) đã triển khai đồng bộ nhiều phương án đảm bảo nguồn điện an toàn, liên tục và ổn định để đáp ứng nhu cầu của hơn 4,8 triệu khách hàng tại 13 tỉnh, TP khu vực miền Trung và Tây Nguyên.
N. Phó
10:12 13/12/2024(Thanh tra) - Hiện nay, Hà Nội đã có các loạt hình phương tiện vận tải công cộng như: đường sắt đô thị, xe buýt, xe đạp công cộng. Nhưng năng lực các loại hình này vẫn chưa đáp ứng đủ so với nhu cầu của người dân. Để nâng cao năng lực VTHKCC, Hà Nội cần đầu tư mạnh mẽ hơn nữa, trong đó ưu tiên lớn nhất là hoàn thiện hệ thống đường sắt đô thị; mở rộng và điều chỉnh hợp lý hoá mạng lưới xe buýt.. càng đa dạng loại hình, sẽ càng trở nên hấp dẫn.
Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Trần Quý
Văn Thanh
Hải Hà
Văn Thanh
Hương Giang
Vân Trang
Ngọc Giàu
TC
PV
Cảnh Nhật
Thái Hải