Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hải Hà
Thứ hai, 25/04/2022 - 18:11
(Thanh tra) - 20 năm qua, Hà Nội đã có nhiều quy hoạch xây dựng công viên, hồ điều hòa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do, rất nhiều dự án hiện vẫn đang "nằm trên giấy" hoặc chậm tiến độ.
Các đại biểu HĐND TP Hà Nội đặt câu hỏi tại phiên giải trình. Ảnh: Viết Thành
Ngày 25/4, Thường trực HĐND TP Hà Nội tổ chức phiên giải trình về việc đầu tư, khai thác, quản lý và sử dụng các thiết chế văn hóa, thể thao trên địa bàn Hà Nội.
9 quận, huyện “trắng” trung tâm văn hóa cấp xã
Theo báo cáo của UBND TP, đến nay, nhiều thiết chế văn hóa đã được đầu tư xây dựng đồng bộ, khang trang, phát huy hiệu quả, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tinh thần của nhân dân.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Ngọc Tuấn - Chủ tịch HĐND TP cho biết, qua giám sát và các ý kiến, kiến nghị của cử tri phản ánh thì bên cạnh những kết quả đã đạt được, còn một số tồn tại, hạn chế, bất cập cần được quan tâm, khắc phục.
Đơn cử, các thiết chế văn hóa vẫn còn thiếu, chưa đồng bộ, xuống cấp cần được đầu tư, cải tạo; chưa có nhiều các công trình văn hóa, thể thao, khu vui chơi đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa tinh thần của nhân dân…
Theo tổng hợp của Thường trực HĐND TP Hà Nội, hiện nay, toàn TP mới có 136/579 xã, phường, thị trấn có công trình trung tâm văn hóa, thể thao cấp xã, đạt tỷ lệ 24%.
Đáng lưu ý, 5/18 huyện, thị xã và 4/12 quận chưa có trung tâm văn hóa xã, phường. Như vậy, 9/30 quận, huyện của TP “trắng” trung tâm văn hóa cấp xã.
Trong tổng số hơn 4.200 nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng thôn, tổ dân phố, chỉ có hơn 1.900 nhà văn hóa đáp ứng tiêu chí cơ bản về quy mô, diện tích xây dựng, trang thiết bị.
Có hơn 2.100 nhà văn hóa chưa đáp ứng các tiêu chí cơ bản; 18 nhà văn hóa nằm trong khuôn viên di tích; 187 nhà văn hóa xuống cấp không bảo đảm điều kiện sinh hoạt…
Đặc biệt, Thường trực HĐND TP thông tin, trong 20 năm qua, TP đã có nhiều quy hoạch xây dựng công viên, hồ điều hòa. Tuy nhiên, vì nhiều lý do như điều chỉnh quy hoạch, thiếu nguồn lực đầu tư… nên rất nhiều dự án hiện vẫn đang “nằm trên giấy” hoặc chậm tiến độ.
Vì sao các dự án văn hóa chậm triển khai?
Đặt câu hỏi với lãnh đạo các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, các đại biểu đã yêu cầu làm rõ vì sao các dự án về văn hóa lại chậm được triển khai?
Điển hình: Dự án Công viên Văn hóa thể thao quận Đống Đa được phê duyệt từ năm 2001, đến nay, hơn 20 năm vẫn chậm triển khai? Nhà Văn hóa số 8 Hàng Bún (phường Nguyễn Trung Trực, quận Ba Đình) có cơ sở xuống cấp trầm trọng! Nhà Văn hóa tổ dân phố số 3 (phường Quang Trung, thị xã Sơn Tây) cũng chung thực trạng…
Trả lời câu hỏi của đại biểu liên quan đến Dự án Công viên Văn hóa thể thao quận Đống Đa, Chủ tịch UBND quận Đống Đa Lê Tuấn Định cho biết, dự án từ năm 1998, có quyết định thu hồi đất tại 3 phường.
Trong quá trình giải phóng mặt bằng (GPMB) đã giải phóng được 132 hộ với diện tích trên 9.000m2 và khoảng 10.000m2 tại khu bãi đất lấn chiếm. Sau khi GPMB, quận đã sử dụng một một phần đất xây trạm điện, sân bóng, trường học…
Theo Chủ tịch quận Đống Đa, khó khăn vướng mắc chính là về GPMB, chế độ chính sách tái định cư, giá đền bù chưa thoả đáng.
“Gỡ khó” trong vấn đề GPMB, Phó Giám đốc Sở Quy hoạch Kiến trúc Nguyễn Trọng Kỳ Anh chia sẻ: Tới đây quận Đống Đa và Ba Đình cần có pháp lý đối với các hộ dân đang sử dụng đất trong khu vực công viên để Sở có căn cứ rà soát về ranh giới mới để kiến nghị với TP.
Theo ông Nguyễn Trọng Kỳ Anh, nếu 2 quận đáp ứng được tiến độ rà soát dự án thì trong nửa đầu năm 2022, Sở Quy hoạch Kiến trúc sẽ trình UBND TP về phương án điều chỉnh Công viên Văn hóa Thể thao quận Đống Đa.
Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến thông tin, nhà sinh hoạt cộng đồng tổ dân phố số 2 (tầng 1) tại số 8 phố Hàng Bún, UBND phường đã được cấp sổ đỏ; tầng 2 là nhà dân cũng đã được cấp sổ đỏ.
Nhà sinh hoạt cộng đồng tại đây thuộc dạng nhà biệt thự cổ, được xây dựng lâu năm, cơ sở hạ tầng của nhà sinh hoạt cộng đồng đã xuống cấp.
Năm 2018, UBND phường và địa bàn dân cư đã cải tạo sửa lại trần nhà từ nguồn vốn xã hội hóa trong cộng đồng dân cư. Tuy nhiên, việc cải tạo chỉ đáp ứng được việc chống dột tại nhà sinh hoạt.
UBND phường đã giao cho tổ dân phố số 2 chịu trách nhiệm sử dụng và quản lý nhà sinh hoạt cộng đồng đúng mục đích và quy định.
Hiện nay, UBND phường đã đề xuất với UBND quận đưa vào công trình cải tạo trong năm 2022. Phòng Quản lý Đô thị quận đã lập danh sách khảo sát để đưa vào kế hoạch bảo trì năm 2022.
Bố trí ngân sách để đầu tư xây dựng
Phát biểu tại phiên giải trình, Chủ tịch UBND TP Chu Ngọc Anh yêu cầu giám đốc các sở, ban, ngành, chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã tập trung xử lý, kịp thời giải quyết thỏa đáng những vấn đề được các đại biểu nêu.
Với Dự án Công viên Văn hóa thể thao Đống Đa, Chủ tịch TP yêu cầu Sở Quy hoạch Kiến trúc cùng các sở, ngành, đơn vị liên quan phải thực hiện dứt điểm điều chỉnh quy hoạch xong trong 2 tháng nữa.
Về việc lấn chiếm đất ở khu vực Thành Công cũ (quận Đống Đa), ông Chu Ngọc Anh cho biết, hiện nay, TP đã giải tỏa được 132 hộ dân với 9.000m2 tại khu vực ao Thước Thợ và khoảng 10.000m2 tại khu bãi rác Thành Công.
“Chủ tịch UBND quận phải quán xuyến chặt chẽ, không để tái lấn chiếm; thực hiện đồng bộ với GPMB đảm bảo tiến độ theo điều chỉnh quy hoạch” - ông Chu Ngọc Anh nói.
Để chấn chỉnh những tồn tại, ông Chu Ngọc Anh nêu hàng loạt giải pháp, trong đó, trọng tâm là TP và các đơn vị phải rà soát, cập nhật quy hoạch và điều chỉnh, bổ sung để xử lý dứt điểm khâu quy hoạch sớm nhất.
Quan tâm dành quỹ đất cho các thiết chế văn hóa và thể thao; dành nguồn lực từ đầu tư công, thực hiện chính sách xã hội hóa; xây dựng các chính sách đặc thù xung quanh là con người.
Đồng thời, bố trí ngân sách trong kế hoạch hàng năm để đầu tư xây dựng; nâng cao chất lượng, hiệu quả, đa dạng hóa, tăng cường quy chế quản lý sau đầu tư…
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trung Hà