00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

TikToker và cái giá của sự ảo tưởng

Ngọc Diễm

Thứ bảy, 12/04/2025 - 13:24

(Thanh tra) - TikTok và các nền tảng mạng xã hội khác đang trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho kinh doanh online, đặc biệt là với thế hệ trẻ. Tuy nhiên, mặt trái cũng bắt đầu lộ rõ khi hàng loạt TikToker bị xử phạt, thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự vì bán hàng giả, hàng nhái, hoặc quảng cáo sai sự thật. Những "bài học đắt giá" này là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả người bán lẫn người tiêu dùng về trách nhiệm và pháp lý trong hoạt động thương mại điện tử.

Ảnh chụp từ TikTok của Phan Thuỷ Tiên và Dưỡng Dướng Dường

TikTok – Từ nền tảng giải trí đến "chợ trời online"

Nổi tiếng không có nghĩa là vô can trước pháp luật. Hàng loạt TikToker bị xử phạt, thậm chí đối diện truy cứu hình sự vì livestream bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật. Phía sau sự hào nhoáng là những cái giá rất đắt - từ uy tín, tiền bạc đến cả trách nhiệm pháp lý.

Với tính năng livestream bán hàng, video ngắn bắt mắt và khả năng tiếp cận hàng triệu người dùng trong thời gian ngắn, TikTok đã nhanh chóng trở thành một kênh bán hàng lý tưởng. Tuy nhiên, việc thiếu kiểm soát nguồn gốc hàng hóa, lạm dụng danh tiếng cá nhân trên mạng xã hội để “thổi phồng” chất lượng sản phẩm đang tạo nên nhiều hệ lụy tiêu cực.

Gần nhất là vụ ồn ào một sản phẩm kẹo rau củ, một số người nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục đã bị cơ quan chức năng khởi tố, hoa hậu Thùy Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh để điều tra. Cũng liên quan đến vụ kẹo rau củ, TikToker Phan Bảo Long (hơn 1,4 triệu lượt theo dõi) khiến dân mạng bức xúc khi có những phát ngôn thiếu kiểm chứng.

Hoa hậu Thùy Tiên, Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục cùng quảng cáo kẹo rau củ hồi tháng 12/2024. Ảnh: IT

Trước khi bị cơ quan chức năng khởi tố bắt tạm giam vào ngày 10/4, TikToker Dưỡng Dướng Dường ở tỉnh Quảng Nam cũng đã bị phạt 6 triệu đồng vì bán bột xông nhà và nụ trầm hương không rõ nguồn gốc xuất xứ...

Vào tháng 10/2024, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (Bộ Công thương) đã đột xuất kiểm tra và tiến hành tạm giữ kho hàng "khủng" chứa hơn 10.000 chai nước hoa không rõ nguồn gốc xuất xứ tại Hà Nội của TikToker "Phan Thủy Tiên" với hơn 4 triệu lượt theo dõi…

Nhiều TikToker với hàng trăm nghìn đến cả triệu lượt theo dõi đã tận dụng độ nổi tiếng để quảng bá mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, đồ gia dụng… nhưng không ít trong số đó lại không rõ nguồn gốc xuất xứ, hoặc quảng cáo vượt quá công dụng thực tế. Không chỉ vậy, một số cá nhân còn cố tình bán hàng giả, hàng nhái thương hiệu nổi tiếng với giá cao, gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến thị trường chung.

Bán hàng giả, quảng cáo sai sự thật là phạm luật

Trao đổi với luật sư Đỗ Hải Nam (Đoàn Luật sư Hà Nội), ông cho biết: “Việc bán hàng giả, hàng nhái không chỉ vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà còn có thể bị xử lý theo Bộ luật Hình sự nếu hành vi gây hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó, hành vi quảng cáo sai sự thật, phóng đại công dụng sản phẩm có thể bị xử phạt đến 100 triệu đồng theo Nghị định 38/2021/NĐ-CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực văn hóa và quảng cáo”.

Cụ thể: Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi 2017) quy định người nào sản xuất, buôn bán hàng giả có thể bị phạt tù từ 3 đến 15 năm, tùy theo tính chất và mức độ.

Luật Quảng cáo 2012 cấm các hành vi quảng cáo sai sự thật, lừa dối người tiêu dùng.

Ngoài ra, theo Luật Thương mại điện tử, các cá nhân bán hàng online có doanh thu lớn còn phải đăng ký kinh doanh và kê khai thuế. Việc vi phạm sẽ bị truy thu và xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự nếu trốn thuế.

Luật sư Nam cũng khẳng định: “TikToker là người có ảnh hưởng, việc quảng bá sản phẩm kéo theo tác động đến hàng ngàn, hàng triệu người. Vì vậy, họ phải chịu trách nhiệm với nội dung mình truyền tải, không thể viện lý do "không biết hàng giả’" hay "chỉ PR hộ". Nếu thu lợi từ việc đó, họ có thể bị xem là đồng phạm”.

Thực tế, nhiều TikToker khi bị phát hiện vi phạm thường đưa ra lý do như “chỉ nhận hàng từ nhà cung cấp”, “chưa kiểm chứng được chất lượng”, hay “không biết hàng giả”... Tuy nhiên, những lý do này không đủ để miễn trừ trách nhiệm pháp lý nếu họ đã nhận tiền, giới thiệu và bán sản phẩm cho người tiêu dùng.

Cần hành lang pháp lý mạnh mẽ hơn

Trước tình hình vi phạm gia tăng, nhiều chuyên gia cho rằng các cơ quan chức năng cần siết chặt quản lý hoạt động thương mại điện tử, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội mới nổi, như: Yêu cầu đăng ký kinh doanh cá nhân với các TikToker bán hàng chuyên nghiệp; tăng cường thanh kiểm tra đột xuất với các livestream, kênh bán hàng online; hợp tác với nền tảng TikTok để gỡ bỏ các tài khoản vi phạm pháp luật; tuyên truyền nâng cao nhận thức pháp lý cho người nổi tiếng, người bán hàng online...

Thị trường online là xu hướng không thể đảo ngược, nhưng đi kèm với đó là trách nhiệm, đặc biệt với những người có tầm ảnh hưởng. TikToker không chỉ là người tạo nội dung mà còn đang trở thành người bán hàng, người định hướng tiêu dùng. Nếu không có hiểu biết pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, cái giá phải trả không chỉ là tiền phạt, mà còn là uy tín, hình ảnh cá nhân và cả trách nhiệm hình sự.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Năm 2026, Bộ Văn hóa sẽ cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

Năm 2026, Bộ Văn hóa sẽ cắt giảm, đơn giản hoá 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết

(Thanh tra) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đặt mục tiêu đến năm 2026 cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết hoặc mâu thuẫn, chồng chéo hoặc quy định chung chung, không cụ thể, không rõ ràng; bãi bỏ 100% điều kiện đầu tư kinh doanh của các ngành, nghề không thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.

Thái Hải

22:18 16/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm