Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 05/02/2015 - 10:43
(Thanh tra) - Vài năm gần đây, tại cửa khẩu Pò Peó, Trùng Khánh, Cao Bằng, chợ phiên dân tộc mà người ta cứ ngỡ chợ phiên người Tàu, hàng hoá Trung Quốc bán tràn làn, không giấy phép quản lý, không kiểm định nguồn gốc rõ ràng. Điều đáng sợ hơn cả là người dân tộc đang rất tin tưởng dùng hàng Trung Quốc và làm mất dần bản sắc dân tộc.
Những phiên chợ vùng cao miền núi đều đơn sơ, ít chủng loại hàng hóa nhưng thể hiện nét văn hóa độc đáo riêng không lẫn nhau của từng vùng. Tại các phiên chợ, hàng hóa do bà con mang ra chợ bán chủ yếu là những sản vật của núi rừng hay là những mặt hàng do họ làm ra như: ngô, thóc, các loại rau, mật ong, nấm hương, mộc nhĩ, trâu, bò… Những thứ mua về chủ yếu là những mặt hàng không sản xuất được như: dầu hỏa, muối, kim chỉ, mì chính, đèn, mì tôm… và một số vật dụng cần thiết trong gia đình. Người mua, người bán đều vui vẻ hồ hởi, nói cười bày tỏ tình cảm thân thiện. Đến vùng cao, ai cũng cố chờ cho đến chợ phiên, cho biết chợ phiên rồi mới ra về.
Từ trước đến nay, người dân vùng cao giữ gìn từng phiên chợ như giữ nhịp thở của cuộc sống vốn dĩ là giản dị của họ. Những sản phẩm họ làm ra còn là nét văn hóa của mỗi dân tộc như hàng vải lanh, khăn thổ cẩm, hàng ẩm thực, nhạc cụ truyền thống. Nhưng hiện nay những hình ảnh đẹp mặt đó đang mất dần đi và bị thay thế bởi những sản phẩm làm công nghiệp, đầy hào nhoáng, bóng bẩy, rẻ tiền của hàng Trung Quốc.
Tại cửa khẩu Pò Peo, chỉ trên một đoạn đường nhỏ nhưng phải có đến cả trăm gian hàng được bầy bán với sự đa dạng về sản phẩm và mẫu mã.Hầu như tất cả hàng hoá nơi đây đều là hàng Trung Quốc, những gian hàng dân tộc còn rất ít và thô sơ, lẻ tẻ.
Gian hàng của người dân tộc nhìn không được bắt mắt, bán ít hàng hoá và đơn điệu về màu sắc.
Những chiếc xúc xích của Trung Quốc được bày bán ngang nhiên, không che đậy và ngạc nhiên hơn là hầu như người dân nơi đây vẫn rất hài lòng về chất lượng.
Theo chị Lã Văn Vọng, dân tộc Nùng, 38 tuổi cho biết: “Mỗi chiếc xúc xích có giá 5 nghìn đồng và nhập vào khoảng 2 nghìn đồng một chiếc, tôi không rõ nguồn gốc xuất xứ mà chỉ do đầu mối mang đến giao lại, thấy dân ăn nhiều nên bán thôi”.
Đây là bức ảnh có sự so sánh rõ rệt về cam Trung Quốc và cam Việt Nam. Cô Trần Oanh cho biết: “Cam Trung Quốc ngọt, to và mẫu mã đẹp hơn cam Việt Nam rất nhiều, phải dùng thuốc tẩy để cam sạch hơn, nhưng giá thành rẻ hơn nên bán vẫn rất chạy”. Rõ ràng người dân đều biết cam Trung Quốc không tốt cho sức khoẻ và không rõ xuất xứ nhưng vẫn mua rất nhiều vì hợp túi tiền của họ và do kém hiểu biết.
Quần áo mẫu mã Trung Quốc rẻ và đẹp hơn nên người nơi đây chủ yếu là dân tộc Tày, Nùng nhưng đều mặc đồ Trung Quốc và hầu như không mặc đồ dân tộc nữa, có khi còn không có lấy một bộ vào ngày lễ Tết hay ma chay cưới hỏi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà
Bùi Bình
Bùi Bình
Trọng Tài
Nam Dũng