Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 09/11/2013 - 08:53
(Thanh tra) - Nếu chục năm trước tìm mua một vài ký sâm Ngọc Linh là khó, thì hiện nay, dù nguồn sâm Ngọc Linh tự nhiên cạn kiệt, sâm trồng chưa có trên thị trường, nhưng cần mua bao nhiêu cũng có…
Cây giống sâm Ngọc Linh.
Năm 1973, khi “cây thuốc giấu” của người Xê Đăng được Dược sĩ Đào Kim Long phát hiện trên dãy Ngọc Linh thì loài đốt trúc nhân sâm này nhanh chóng được lan truyền. Tại Kon Tum, một thời người ta khai thác sâm này như khai thác cá biển. Người người đào sâm nấu nước uống, bán, đổi rau, đổi muối.
Công dụng sâm Ngọc Linh chắc ai quan tâm đều đã biết, được xếp trên cả sâm Cao Ly. Có lẽ vì vậy mà chục năm nay, nguồn sâm Ngọc Linh tự nhiên cạn kiệt, sâm giả len lỏi và thay thế dần.
Trên thị trường hiện nay, 99,9% đều không phải sâm Ngọc Linh, mà là Tam thất Vũ Điệp! Đây là loại cây rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc và Vân Nam Trung Quốc, giá chỉ khoảng 800.000đ/kg. Tam thất cùng họ với sâm Ngọc Linh, thành phần cũng có một số hoạt chất giống sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên Tam thất Vũ Điệp mỗi năm tăng trưởng từ 7 - 10 đốt, trong khi sâm Ngọc Linh chỉ tăng 1 đốt, nhưng khi đưa được vào Tây Nguyên, Tam thất Vũ Điệp nghiễm nhiên trở thành sâm Ngọc Linh.
Nỗ lực bảo tồn
Lâu nay chúng ta quen gọi củ sâm, thực chất đó là thân cây sâm. Khi hạt sâm rơi xuống đất mọc thành cây. Mùa Xuân đâm chồi nảy lộc, cây sâm vươn cành nảy một đốt, ra lá ra hoa và đến mùa Đông cây rụi lá. Đốt do cành mọc ra nằm trên mặt đất, lớn dần qua chục năm thành chục đốt, rất khác với củ Tam thất.
Trước nguy cơ cạn kiệt cây sâm Ngọc Linh tự nhiên, năm 1995 các tỉnh Kon Tum, Quảng Nam cùng Bộ Y tế đặt vấn đề, trồng sâm để duy trì nguồn gien và phát triển thương mại. Thế nhưng, gần 20 năm trôi qua, Lâm trường Đắk Tô (nay là Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Đắk Tô) Kon Tum loay hoay với 8 ha sâm vẫn chưa có kết quả như ý.
Ở Quảng Nam, từ năm 2005 - 2010, Viện Dược liệu cũng triển khai Dự án đầu tư cấp Bộ Y tế “ Nghiên cứu phát triển sâm Việt Nam”. Dự án triển khai trồng được 3 ha tại Trạm Dược liệu Trà Lĩnh, Nam Trà My, Quảng Nam.
Hiện nay một số người dân tộc thiểu số ở Kon Tum và Quảng Nam đã trồng và có thu hoạch từ sâm Ngọc Linh. Tuy nhiên, đa số là sâm này chỉ là những vườn manh mún, diện tích nhỏ, công tác bảo quản hết sức khó, nghiêm ngặt nên sản phẩm không có nhiều. Hiện tại, nhu cầu hạt sâm nhân giống rất lớn nên người trồng sâm ít khai thác củ, chỉ để thu hoạch hạt, nhân giống vì hiện tại sâm cây con giá rất cao.
Ngoài ra, sâm Ngọc Linh cũng được trồng thử nghiệm ở Đà Lạt, Tam Đảo, Sa Pa, Bình Định…, nhưng kết quả chưa có tính thuyết phục. Do đặc trưng địa lý, hiện tại chỉ riêng vùng đất Quảng Nam và Kon Tum xung quanh dãy Ngọc Linh là phát triển được sâm Ngọc Linh. Đến nay cũng chỉ có Công ty CP Sâm Ngọc Linh Kon Tum là có vườn sâm lớn nhất nước với diện tích khoảng 150 ha. Tuy nhiên, lãnh đạo Công ty này cho biết chỉ đang nhân giống, thu hái hạt, không thu hoạch củ.
Hiện nay, tỉnh Kon Tum đã cho chủ trương đầu tư Dự án “Hoàn thiện quy trình công nghệ nhân giống, canh tác, mở rộng sản xuất, xây dựng phát triển thương hiệu quốc gia sâm Ngọc Linh”; Cơ quan quản lý dự án: Bộ Khoa học và Công nghệ; Chủ đầu tư: Trung tâm Ươm tạo và Hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN, Cục phát triển thị trường và KH&CN. Kinh phi dự án khoảng 567 tỷ đồng, với mục tiêu tạo ra từ 4 - 5 triệu cây giống/năm, và dự kiến đến năm 2023 phấn đấu trồng được từ 800 đến 1.000 ha sâm Ngọc Linh.
Theo kế hoạch, dự án sẽ hoàn thiện quy trình công nghệ trong thu hoạch, bảo quản, chiết xuất, xây dựng nhà máy chế biến nhằm tạo được các sản phẩm có giá trị cao. Bên cạnh việc tìm giải pháp để xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia, chống hàng giả cho các sản phẩm của cây sâm Ngọc Linh.
Thanh Luận
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.
Trần Kiên
20:25 13/12/2024(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.
Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Hải Hà
22:38 12/12/2024Chu Tuấn
18:30 12/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình