Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghịch lý rau quả Việt: Nam chất vỉa hè, Bắc không đủ bán

Thứ bảy, 25/04/2015 - 10:39

Trong khi hành tây, củ dền, cà rốt, hành tím… bày la liệt ở vỉa hè TP HCM chờ "giải cứu", thì tại Hà Nội các loại này giá bán cao gấp đôi nhưng cũng không dễ mua.

Từ đầu năm đến nay, rất nhiều loại nông sản, trong đó chủ yếu là các loại rau củ của Lâm Đồng, các tỉnh miền Tây, dưa hấu Quảng Nam, Quảng Ngãi... phải bán dưới giá vốn, thậm chí nhiều nơi nông dân bỏ hư tại ruộng, để đỡ mất thêm tiền thuê nhân công thu hoạch.

Nếu không có hoạt động "giải cứu" của các đội thiện nguyện, dưa hấu của 2 tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi phải bán tại ruộng dưới 2.000 đồng/kg. Dền đỏ, hành tây, cà rốt Đà Lạt từ hơn 10.000 đồng/kg nay nông dân không thể bán được mức giá 2.000 đồng/kg. Đặc biệt, hành tím Sóc Trăng từ 23.000-24.000 đồng trước Tết đã rớt xuống 5.000 đồng/kg với loại đẹp nhất.

Hiện các loại nông sản này đang được đưa về TP HCM hỗ trợ tiêu thụ, song mức giá vẫn rất rẻ. Giá hành tây, củ dền được một số tổ chức, cá nhân tình nguyện bán giúp nông dân, với 7.500 đồng/kg; cà rốt, khoai tây là 15.000 đồng/kg. Các siêu thị cũng đang đồng loạt tiêu thụ giúp nông dân, nhưng giá bán rất rẻ. Như giá hành tây đang bán tại BigC chỉ hơn 3.800 đồng/kg.

Trong khi một số nông sản ở Quảng Nam, Lâm Đồng, Sóc Trăng,... giá rẻ ê chề thì ở Hà Nội lại đắt đỏ, thậm chí khan hiếm. Ảnh: Ngọc Lan.

Trong khi đó, tại Hà Nội, các mặt hàng này đang có giá rất đắt đỏ, thậm chí khan hiếm. Khảo sát tại một số chợ ở khu vực Cầu Giấy, Nam Từ Liêm (Hà Nội), dưa hấu đang được bán 10.000 đồng/kg; hành tây, cà chua 15.000 đồng/kg. Đặc biệt củ dền đỏ, khoai tây, hành tím rất hiếm. Tại một số siêu thị và cửa hàng rau sạch, củ dền đỏ 25.000-44.000 đồng/kg, khoai tây da hồng Đà Lạt 26.000-30.000 đồng/kg, hành tím 30.000 đồng/kg.

Chị Bùi Thị Phương (Mễ Trì Hạ, Nam Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, nắng nóng, nhà chị thích ăn củ dền nấu canh. Nhưng hỏi khắp các hàng rau củ đều không có. Khi hỏi người bán, họ cho biết, trước đây có bán loại củ này. Tuy nhiên, hiện này giá nhập đắt, bán ra tới 25.000-30.000 đồng/kg nên không dám nhập. Hơn nữa, nguồn nhập không thường xuyên, hiện giờ cũng không còn liên lạc nữa.

"Thấy báo chí nói miền Trung, miền Tây nông sản ế. Củ dền, khoai tây, cà rốt 6.000-7.500 đồng/kg. Trong khi ở Hà Nội, muốn mua cũng chẳng có", chị Phương thắc mắc.

Cùng suy nghĩ trên, chị Nguyễn Thị Hoa (Cầu Giấy) cho biết, xem tivi, thấy nông sản các nơi ế ẩm, nông dân đem đổ cho bò ăn. Tưởng chừng thương lái ngoài Hà Nội cũng thu mua được mối rẻ, nhưng đến khi ra chợ thì giá cao ngất.

"Như tại chợ Cầu Giấy đầu tuần này, cà chua, hành tây, cà rốt giá 15.000 đồng/kg mà phần nhiều là hàng Trung Quốc", chị Hoa nói.

Nhiều người Hà Nội muốn ủng hộ nông sản "ế" của các tỉnh miền Nam nhưng không biết mua ở đâu. Ảnh: Ngọc Lan.

Cô Nguyễn Thị Hồng, bán rau củ tại chợ Cầu Giấy, cho biết, trước thông tin nông sản Đà Lạt, bắp cải, hành tím Sóc Trăng... giá rẻ, cô cũng muốn nhập về bán. Tuy nhiên các mối đổ buôn ở Hà Nội không có mặt hàng trên.

"Hôm nay tôi cũng lấy rau từ 3h sáng ở chợ đầu mối Xuân Thuỷ. Nhưng khắp chợ có duy nhất một hàng bán hành tím. Giá đổ buôn 25.000 đồng/kg, khá cao, khó bán nên tôi không lấy", cô Hồng chia sẻ.

Theo chị Phương, một thương lái chợ Long Biên, nguồn nhập nông sản các tỉnh miền Trung, miền Tây... không ổn định, giá lúc cao, lúc thấp, trong khi thời tiết nắng nóng, vận chuyển xa, không đảm bảo chất lượng củ quả. Hơn nữa, khâu vận chuyển phức tạp, mất nhiều thời gian và chi phí cao hơn nhập hàng Trung Quốc.

Hiện tại với nguồn hàng trong nước, chị Phương và một vài thương lái khác ở chợ đang bao tiêu  cà rốt, bí đao, cà chua,... của một số hộ dân ở các tỉnh Thái Bình, Hải Dương và ngoại thành Hà Nội, nhưng lượng không nhiều. 

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long nhận định, câu chuyện được mùa, mất giá bao năm nay vẫn là điệp khúc lặp lại khiến nông dân khổ sở.

Việc nông sản bán rẻ như cho tại ruộng, nhưng qua tay thương lái và nhiều đầu mối, vào siêu thị, giá lại tăng vọt là một bất cập. Hay bi kịch được mùa lại bí đầu ra, nông dân đành để hoa màu thối rữa tại ruộng, trở thành thức ăn cho bò, cho lợn hiện nay là điều đáng lưu ý.

Nguyên nhân của những bất cập ấy, xuất phát từ vấn đề tổ chức kênh phân phối hàng nông sản chưa tốt. Nông sản từ ruộng tới chợ hoặc siêu thị hiện nay phải qua quá nhiều kênh trung gian. Người sản xuất thường bị ép giá ở mức thấp nhất, trong khi người tiêu dùng phải mua giá cao, lợi ích tchảy hết vào túi nhà buôn, thương lái.
Diệp Sa

Theo Ngọc Lan/Zing.vn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

Bài 2: “Để” chủ thể OCOP bền vững

(Thanh tra) - Sau 5 năm thực hiện, kết quả chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đã tạo nên giá trị thực tế, khẳng định vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, song cũng nhìn nhận rõ những vấn đề bộc lộ bất cập, cần tháo gỡ để chương trình thực sự bề vững.

Nhật Vượng

17:41 12/12/2024
Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

Bài 1: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(Thanh tra) - Trong những năm gần đây, chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành hướng đi quan trọng nhằm phát huy tiềm năng kinh tế nông thôn tại Nghệ An. Chủ trương này không chỉ góp phần nâng cao giá trị nông sản, mà còn tạo đà cho việc xây dựng thương hiệu địa phương, gia tăng thu nhập cho người dân.

Nhật Vượng

17:32 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm