Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành mía đường đang chịu “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và ATIGA

Theo Phương Hoài/VOV.VN

Thứ hai, 21/09/2020 - 09:08

Ngành mía đường, các doanh nghiệp, hộ nông dân đang chịu “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và ảnh hưởng của ATIGA. Sức ép từ đường nhập khẩu và trợ giá của các nước cũng là những khó khăn cho ngành mía đường.

Diện tích trồng mía giảm còn 50% trong niên vụ 2019 - 2020Việt Nam bắt đầu thực hiện ATIGA, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020. Trước đây, ngành mía đường có 300.000 ha với khoảng 41 nhà máy thì vụ ép mía đường 2019-2020 chỉ còn 157.000 ha và 28 nhà máy hoạt động. Như vụ sản xuất 2019-2020 ngành đường Việt Nam ép được khoảng hơn 7,5 triệu tấn mía và sản xuất được 763.931 tấn đường các loại.Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã có tác động lớn đến nhu cầu tiêu thụ đường, cộng với việc nhập khẩu đường và chất tạo ngọt với khối lượng lớn từ đầu năm đã tràn ngập thị trường khiến nguồn cung đường dư thừa trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp dẫn đến giá đường trên thị trường duy trì ở mức thấp. Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.Và hiện trạng của ngành mía đường Việt Nam thu hoạch vụ mía trước đó chịu ảnh hưởng của một đợt hạn rất nặng, cùng với Thái Lan. Đợt hạn này cùng lúc “đánh” khu vực miền nam và miền trung – Tây Nguyên ở Việt Nam cũng như Thái Lan. Đợt hạn này dẫn đến một hiện tượng năng suất mía của Việt Nam hơn Thái Lan. Ngành mía đường đang chịu “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và ATIGA.Tổng kết cho thời điểm hiện tại thì với khoảng 1,7 triệu ha, Thái Lan thu hoạch khoảng 44 tấn mía/ha, trong khi đó chúng ta sản xuất bình quân khoảng 53 tấn/ha. Điều này cho thấy, trong cùng một hoàn cảnh chịu khô hạn như nhau thì ngành mía đường Việt Nam vẫn duy trì được năng suất. Thái Lan bị sụt giảm từ dự kiến 10 triệu tấn đường xuống còn 7,45 triệu tấn.Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Trong khi đó, ở Việt Nam thì tài trợ cho ngành mía đường tính đến thời điểm này là con số không. Trong hoàn cảnh đó, giá thành mía của Thái Lan được Bộ Công nghiệp của Thái Lan công bố là khoảng 1.419 Bath/1 tấn mía.Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp mía đường Việt Nam đều thống nhất với chủ trương của Chính phủ thực thi cam kết ATIGA, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020.“Hiệp hội Mía đường Việt Nam tự tin rằng năng lực của ngành mía đường nếu được đưa về điều kiện ngang bằng với các nước sẽ đủ sức cạnh tranh. Nhưng cũng phải đề cập với hiện trạng “dòng thác” đường tràn vào như hiện nay, cộng với các yếu tố ảnh hưởng năng suất, thì ngành mía đường Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn” - ông Nguyễn Văn Lộc nói.Đường nhập khẩu tăng 7 lần, tạo áp lực cạnh tranh với đường sản xuấtTheo ông Phạm Hồng Dương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT TTC Sugar, Nhà nước, các nhà máy cần có giải pháp để làm sao vực dậy ngành mía đường. Trong gần 30 nhà máy mía đường sản xuất, chỉ có 13 nhà máy còn hoạt động xoay vòng vốn, còn lại các nhà máy đang thua lỗ. Sự sụt giảm về số lượng nông dân trồng mía rất lớn, và để lại hậu quả xã hội rất lớn.“Vào những năm 2015-2016, cả Việt Nam có thể sản xuất 1,5 - 1,6 triệu tấn mía đường, nhưng hiện nay chỉ sản xuất được hơn 700.000 tấn. Dự kiến, hết năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,2 triệu tấn. Tổng cung cấp khoảng hai triệu tấn. Thị phần trong nước phụ thuộc vào người nước ngoài” - ông Phạm Hồng Dương nêu ý kiến. Đường nhập khẩu tăng 7 lần, tạo áp lực cạnh tranh với đường sản xuất trong nước.Thông kê từ Bộ Công thương, từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, trong 7 tháng năm 2020 đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019.Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, chiếm gần 92% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Lượng nhập khẩu từ Thái Lan đạt gần 750.000 tấn trong 7 tháng đầu năm 2020 (trong khi lượng nhập khẩu bảy tháng đầu năm 2019 chỉ là 104.000 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).Công thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tập trung theo dõi, đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu. Thống kê tình hình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu trên cơ sở thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp để sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường.Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, việc tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng đường và chất tạo ngọt. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đường và các sản phẩm từ đường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng đường; đặc biệt là các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do.  “Bộ Công Thương đang phối hợp với các hiệp hội ngành hàng nghiên cứu xem xét áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Đây là biện pháp chúng tôi rất mong muốn và khi chúng ta sử dụng biện pháp này hoàn toàn phù hợp. Hiện nay, trợ cấp cho ngành mía đường gây nên phá giá” - ông Phan Văn Trinh nói./.

Diện tích trồng mía giảm còn 50% trong niên vụ 2019 - 2020Việt Nam bắt đầu thực hiện ATIGA, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020. Trước đây, ngành mía đường có 300.000 ha với khoảng 41 nhà máy thì vụ ép mía đường 2019-2020 chỉ còn 157.000 ha và 28 nhà máy hoạt động. Như vụ sản xuất 2019-2020 ngành đường Việt Nam ép được khoảng hơn 7,5 triệu tấn mía và sản xuất được 763.931 tấn đường các loại.Tuy nhiên, dịch Covid-19 đã có tác động lớn đến nhu cầu tiêu thụ đường, cộng với việc nhập khẩu đường và chất tạo ngọt với khối lượng lớn từ đầu năm đã tràn ngập thị trường khiến nguồn cung đường dư thừa trong bối cảnh thị trường bị thu hẹp dẫn đến giá đường trên thị trường duy trì ở mức thấp. Đường sản xuất từ mía hầu như không tiêu thụ được.Và hiện trạng của ngành mía đường Việt Nam thu hoạch vụ mía trước đó chịu ảnh hưởng của một đợt hạn rất nặng, cùng với Thái Lan. Đợt hạn này cùng lúc “đánh” khu vực miền nam và miền trung – Tây Nguyên ở Việt Nam cũng như Thái Lan. Đợt hạn này dẫn đến một hiện tượng năng suất mía của Việt Nam hơn Thái Lan. Ngành mía đường đang chịu “cú đấm kép” từ dịch Covid-19 và ATIGA.Tổng kết cho thời điểm hiện tại thì với khoảng 1,7 triệu ha, Thái Lan thu hoạch khoảng 44 tấn mía/ha, trong khi đó chúng ta sản xuất bình quân khoảng 53 tấn/ha. Điều này cho thấy, trong cùng một hoàn cảnh chịu khô hạn như nhau thì ngành mía đường Việt Nam vẫn duy trì được năng suất. Thái Lan bị sụt giảm từ dự kiến 10 triệu tấn đường xuống còn 7,45 triệu tấn.Ông Nguyễn Văn Lộc, Quyền Tổng Thư ký Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết, Chính phủ Thái Lan đến ngày 30/6 đã thống nhất tài trợ cho ngành đường Thái Lan 10 tỷ Bath, tương đương 317 triệu USD. Trong khi đó, ở Việt Nam thì tài trợ cho ngành mía đường tính đến thời điểm này là con số không. Trong hoàn cảnh đó, giá thành mía của Thái Lan được Bộ Công nghiệp của Thái Lan công bố là khoảng 1.419 Bath/1 tấn mía.Tuy nhiên, hiện nay các doanh nghiệp mía đường Việt Nam đều thống nhất với chủ trương của Chính phủ thực thi cam kết ATIGA, xóa bỏ hạn ngạch thuế quan đối với mặt hàng đường từ ngày 1/1/2020.“Hiệp hội Mía đường Việt Nam tự tin rằng năng lực của ngành mía đường nếu được đưa về điều kiện ngang bằng với các nước sẽ đủ sức cạnh tranh. Nhưng cũng phải đề cập với hiện trạng “dòng thác” đường tràn vào như hiện nay, cộng với các yếu tố ảnh hưởng năng suất, thì ngành mía đường Việt Nam đang gặp khó khăn rất lớn” - ông Nguyễn Văn Lộc nói.Đường nhập khẩu tăng 7 lần, tạo áp lực cạnh tranh với đường sản xuấtTheo ông Phạm Hồng Dương, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT TTC Sugar, Nhà nước, các nhà máy cần có giải pháp để làm sao vực dậy ngành mía đường. Trong gần 30 nhà máy mía đường sản xuất, chỉ có 13 nhà máy còn hoạt động xoay vòng vốn, còn lại các nhà máy đang thua lỗ. Sự sụt giảm về số lượng nông dân trồng mía rất lớn, và để lại hậu quả xã hội rất lớn.“Vào những năm 2015-2016, cả Việt Nam có thể sản xuất 1,5 - 1,6 triệu tấn mía đường, nhưng hiện nay chỉ sản xuất được hơn 700.000 tấn. Dự kiến, hết năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 1,2 triệu tấn. Tổng cung cấp khoảng hai triệu tấn. Thị phần trong nước phụ thuộc vào người nước ngoài” - ông Phạm Hồng Dương nêu ý kiến. Đường nhập khẩu tăng 7 lần, tạo áp lực cạnh tranh với đường sản xuất trong nước.Thông kê từ Bộ Công thương, từ khi bỏ hạn ngạch thuế quan trong ASEAN, tổng lượng đường mía nhập khẩu vào Việt Nam đã tăng rất nhanh, trong 7 tháng năm 2020 đạt gần 820.000 tấn, tăng gần 7 lần so với cùng kỳ năm 2019.Trong đó, lượng đường mía nhập khẩu từ Thái Lan vào Việt Nam chiếm tỷ lệ chủ yếu, chiếm gần 92% tổng lượng nhập khẩu vào Việt Nam. Lượng nhập khẩu từ Thái Lan đạt gần 750.000 tấn trong 7 tháng đầu năm 2020 (trong khi lượng nhập khẩu bảy tháng đầu năm 2019 chỉ là 104.000 tấn, cả năm 2019 là 300.000 tấn).Công thương yêu cầu các đơn vị thuộc Bộ tập trung theo dõi, đề xuất việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại phù hợp với các cam kết quốc tế đối với mặt hàng đường nhập khẩu. Thống kê tình hình sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu trên cơ sở thông tin do các cơ quan chức năng cung cấp để sẵn sàng hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc tư vấn, chuẩn bị hồ sơ phòng vệ thương mại đối với mặt hàng đường.Ông Phan Văn Chinh, Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công thương cho biết, việc tăng cường công tác quản lý thị trường, kiểm tra, ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và các hành vi tiếp tay buôn lậu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng đường và chất tạo ngọt. Hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng đường và các sản phẩm từ đường tìm kiếm thị trường xuất khẩu, đẩy mạnh tiêu thụ mặt hàng đường; đặc biệt là các thị trường đã có Hiệp định thương mại tự do.  “Bộ Công Thương đang phối hợp với các hiệp hội ngành hàng nghiên cứu xem xét áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Đây là biện pháp chúng tôi rất mong muốn và khi chúng ta sử dụng biện pháp này hoàn toàn phù hợp. Hiện nay, trợ cấp cho ngành mía đường gây nên phá giá” - ông Phan Văn Trinh nói./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm