Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Ngành hàng tiêu dùng nhanh tăng trưởng mạnh tại thị trường nông thôn

Thứ hai, 05/03/2018 - 10:00

Tăng trưởng ngành hàng tiêu dùng nhanh tại khu vực nông thôn năm 2017 có nhiều biến động hơn với mức tăng trưởng 6,1% so với năm 2016.

Nhiều mặt hàng thiết yếu được tiêu thụ mạnh tại thị trường nông thôn. (Ảnh minh họa: KT)

Thị trường tiêu dùng nhanh (FMCG) trên phạm vi toàn quốc, qua theo dõi của Nielsen Việt Nam tại kênh thương mại truyền thống, năm 2017 có sự tăng trưởng 5,4% so với mức tăng 4,9% vào năm 2016, mặc dù có sự sụt giảm trong quý cuối cùng của năm. Trong quý IV/2017, tốc độ tăng trưởng của thị trường FMCG đã giảm đáng kể, chỉ còn 0.5% so với 6.4% trong quý III/2017.

Báo cáo phân tích thị trường của Nielsen Việt Nam cho thấy, nhìn chung việc tiêu thụ các nhóm ngành hàng lớn tại thị trường Việt Nam, bao gồm nước uống, thực phẩm, sữa, sản phẩm chăm sóc gia đình, sản phẩm chăm sóc cá nhân vào thời điểm cuối năm 2017 đã có sự sụt giảm, duy chỉ có ngành hàng đồ uống đạt mức tăng 3,2%.Theo ông Nguyễn Anh Dũng, Giám đốc cấp cao, Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, việc lưu thông sản phẩm thuộc các nhóm ngành hàng lớn thông qua các kênh thương mại truyền thống và cửa hàng bán lẻ ở cả nông thôn và thành thị cuối năm 2017 đều có sự sụt giảm mạnh.

Nguyên nhân là do hậu quả của các cơn bão lớn liên tiếp vào cuối năm gây ra nhiều thiệt hại cả về người và của, đặc biệt là ở các khu vực nông thôn. Một nguyên nhân khác cũng ảnh hưởng đến sự sụt giảm này đó chính là mùa Tết năm nay đến trễ hơn so với mọi năm, Tết Nguyên đán diễn ra vào giữa tháng 2/2018 trong khi đó mùa Tết năm 2017 chỉ diễn ra vào đầu tháng 1/2017.

Mặc dù vậy, khi nhận xét về sự tăng trưởng của thị trường FMCG tại khu vực nông thôn và thành thị Việt Nam, báo cáo của Nielsen Việt Nam cũng chỉ ra rằng, sự tăng trưởng tại khu vực nông thôn vẫn tiếp diễn trong năm 2017 nhưng nhiều biến động hơn so với năm trước. Khu vực nông thôn trong năm 2017 tăng trưởng 6,1%, trong khi đó, khu vực thành thị chỉ tăng 4% so với năm 2016.

Tuy nhiên, khu vực nông thôn tiếp tục là nguồn tăng trưởng mới cho các nhà sản xuất. Việc mở rộng kinh doanh ra các khu vực nông thôn luôn đi kèm với thách thức rất lớn đó là chi phí để đưa sản phẩm về đến những khu vực vùng sâu vùng xa. Đây không chỉ là khó khăn của riêng thị trường Việt Nam, mà đó còn là khó khăn chung của các quốc gia trong khu vực châu Á.

“Một số khu vực nông thôn thể hiện nhiều triển vọng hơn các khu vực khác, do đó, việc xác định các khu vực tiềm năng là điều rất quan trọng đối với doanh nghiệp để tối đa hóa nguồn lực đầu tư. Bên cạnh đó, để thành công ở khu vực nông thôn, các nhà sản xuất cần phải trang bị cho mình những hiểu biết về người tiêu dùng tại khu vực này”, báo cáo của Nielsen Việt Nam nhận định.

Theo Giám đốc cấp cao Bộ phận Dịch vụ đo lường bán lẻ của Nielsen Việt Nam, người tiêu dùng ở nông thôn ngày nay đang đòi hỏi những trải nghiệm cao cấp hơn. Họ đã dần làm quen với cuộc sống mang hơi thở của thành thị nhờ vào sự phát triển và phổ biến của công nghệ và cơ sở hạ tầng./.

Theo Nguyễn Quỳnh/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm