Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Lo ngại về chất lượng khi mua hàng trực tuyến

Thứ năm, 21/11/2013 - 13:20

(Thanh tra)- Thương mại điện tử (TMĐT) là xu hướng của tương lai, thế nhưng người tiêu dùng Việt lại đang rụt rè và e ngại quá mức với loại hình mua bán hiện đại này.

Theo kết quả khảo sát của Bộ Công thương, nhận thức xã hội và môi trường kinh doanh được coi là cản trở lớn nhất đối với việc phát triển TMĐT. Điều này cho thấy, việc tạo ra một môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn sẽ là động lực lớn để khuyến khích người tiêu dùng trải nghiệm phương thức mua bán đầy tiện ích trong thời đại Internet như hiện nay. 

Có tới 77% người mua hàng trực tuyến tham gia khảo sát của Cục TMĐT & Công nghệ Thông tin cho biết, trở ngại lớn nhất đối với hoạt động mua hàng trực tuyến là chất lượng sản phẩm. Những website TMĐT bị phản ánh về hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc kinh doanh kém chất lượng sẽ bị công bố công khai danh tính trên cổng thông tin về quản lý hoạt động TMĐT của Bộ Công thương.

Bộ Công thương sẽ tiếp nhận phản ánh của tổ chức, cá nhân về các hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc hành vi kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh gồm: Vi phạm các quy định về giao kết hợp đồng trong TMĐT; trách nhiệm của người sở hữu website TMĐT bán hàng hoặc người cung cấp dịch vụ online; bảo vệ thông tin cá nhân và an toàn thanh toán; thực hiện các hành vi lừa đảo khách hàng trên website TMĐT; giả mạo hoặc sao chép giao diện website TMĐT của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc gây nhầm lẫn, mất lòng tin của khách hàng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân đó.

Người phản ánh phải cung cấp những thông tin tối thiểu gồm họ tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ cư trú, số điện thoại hoặc địa chỉ email; địa chỉ website TMĐT được phản ánh; đối tượng phản ánh (thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website TMĐT hay thương nhân, tổ chức, cá nhân bán hàng trên website đó); tóm tắt nội dung phản ánh; các tài liệu, bằng chứng chứng minh hành vi vi phạm (nếu có).

Bất kỳ website TMĐT nào có trên 5 ý kiến phản ánh về một hoặc nhiều hành vi sai phạm sẽ nhận được thông báo của Bộ Công thương yêu cầu hợp tác, giải trình về những ý kiến phản ánh đó. Sau 30 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải trình của Bộ Công thương, nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu website TMĐT không phản hồi hoặc không giải trình được các ý kiến phản ánh, thì website đó sẽ được đưa vào danh sách các website TMĐT bị phản ánh về hành vi xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng hoặc hành vi kinh doanh, cạnh tranh không lành mạnh và có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. 

Ông Trần Hữu Linh, Cục trưởng Cục TMĐT & Công nghệ Thông tin cho biết: “Những quy định trên nhằm giảm thiểu tối đa hiện tượng một số doanh nghiệp núp bóng danh nghĩa sàn TMĐT để bán hàng đa cấp trá hình, lừa đảo người dân. Theo khảo sát của Cục, 40% người mua hàng đề cập tới trở ngại giá không tốt, 38% nhắc đến dịch vụ logistic kém chất lượng, 31% lo ngại lộ thông tin cá nhân, 29% cho rằng khâu đặt hàng còn rắc rối, 20% chê nhiều website chưa chuyên nghiệp”…

Năm 2013, Việt Nam đã có 36% dân số truy cập internet, trong đó tỷ lệ người sử dụng internet để mua sắm trực tuyến đạt 57%. Chỉ có 5% người mua hàng qua mạng đánh giá rất hài lòng về hiệu quả của việc mua hàng online, 29% bày tỏ sự hài lòng, 62% cho biết cảm thấy bình thường và 4% cho biết không hài lòng. Hiện chưa có thống kê chính xác về con số các gian hàng kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam, nhưng điểm mặt đã có hàng loạt các tên website mua bán trực tuyến hàng đầu Việt Nam như muachung, vatgia, 5giay, muare, chodientu, nhommua, enbac, rongbay… 

Trong khi việc mua sắm qua mạng còn tiềm ẩn rủi ro,  nhiều doanh nghiệp TMĐT đã áp dụng giải pháp tìm tới bên thứ 3 để chứng thực uy tín cho mình. Cụ thể: Ngân Lượng, Bảo Kim đã sớm triển khai dịch vụ xác thực uy tín cho các website TMĐT và đã thu hút đông hơn lượng khách hàng. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một vài điểm sáng, còn trên thực tế, việc gắn mác hiện tại chưa đủ sức tạo niềm tin cho khách hàng. 

Bộ Công thương cũng đã xây dựng Hệ thống Tiêu chuẩn trong giao dịch TMĐT (SafeWeb), cung cấp nhãn xác thực uy tín cho mọi hoạt động giao dịch của website TMĐT. Tuy nhiên, theo khảo sát ban đầu, chưa có website TMĐT nào đáp ứng các tiêu chí đề ra để có thể được gán nhãn SafeWeb, bởi vẫn còn mắc những lỗi phổ biến như giảm giá, khuyến mại sai quy định, không quy định rõ quy trình giải quyết khiếu nại của khách hàng và quy định về giao hàng... 

Bộ Công thương sẽ tích cực tư vấn cho các doanh nghiệp/website TMĐT tự hoàn thiện mình để sớm có nhiều website được xác thực SafeWeb, qua đó bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và bảo đảm sự phát triển lành mạnh của thị trường TMĐT Việt Nam.

Mai Châu 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024
Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

Vĩnh Phúc vượt kế hoạch năm 2024, thu hút vốn đầu tư kỷ lục

(Thanh tra) - Với sự nỗ lực không ngừng của các cấp, ngành và địa phương, đến tháng 11/2024, tỉnh Vĩnh Phúc đã ghi nhận thành tích ấn tượng trong việc thu hút đầu tư cả FDI và DDI. Tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng thêm đạt con số kỷ lục, vượt gần 50% so với kế hoạch năm 2024.

Chính Bình

16:53 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm