Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Liên kết "2 nhà" còn lỏng lẻo

Thứ năm, 24/10/2013 - 14:05

(Thanh tra)- Tổ chức sản xuất chè còn nhiều bất cập. Chè do các nông hộ quản lý chiếm tới 65% về diện tích, năng suất thấp. Trong khi đó, liên kết giữa doanh nghiệp (DN) với nông dân còn hết sức lỏng lẻo, thiếu gắn bó lợi ích.

Năm 2010 diện tích chè cả nước đạt gần 130 nghìn ha (tăng hơn 45% về diện tích và hơn 74% về năng suất). Năm 2011, mặc dù diện tích giảm khoảng 2,8%, chủ yếu là những vườn chè cũ, năng suất thấp, song diện tích cho thu hoạch tăng 1,4%, nên sản lượng tăng 6,5%. Theo Hiệp hội Chè Việt Nam, đến thời điểm này, diện tích chè cả nước đạt 125 nghìn ha, sản lượng chè xuất khẩu hàng năm đạt trên 130 ngàn tấn. Năm 2013, sản lượng nguyên liệu chè giảm khoảng 20% do thời tiết khắc nghiệt.

Bên cạnh ảnh hưởng bởi thời tiết, theo các chuyên gia, những yếu kém, tồn tại trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ sản phẩm chưa khắc phục kịp thời đang làm khó ngành Chè: Tỷ lệ áp dụng sản xuất nông nghiệp tốt (GAP) còn thấp chỉ khoảng hơn 10%; việc cải tạo trồng mới chè nhiều nơi gặp khó khăn. Nguyên liệu chế biến thấp, nhất là việc thu hái chè. Cùng với đó, việc không tuân thủ tiêu chuẩn kỹ thuật, thách thức trong kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật làm giá chè búp tươi đạt thấp, trung bình chỉ 4000 - 4.500 đồng/kg. Chưa kể, nhiều DN chế biến, cơ sở không đáp ứng được điều kiện quy chuẩn về nhà xưởng chế biến. Công suất chế biến chỉ bằng khoảng 40% công suất thiết kế. Từ thực trạng trên dẫn đến các nhà máy tranh mua nguyên liệu bằng mọi giá bất chấp tiêu chuẩn ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Điều này khiến hiệu quả chế biến thấp, tiêu tốn lãng phí nhiêu liệu.

Theo đánh giá của lãnh đạo Cục Chế biến Nông lâm Thủy sản và Nghề muối (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), hàng loạt yếu kém trên của ngành Chè do công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức hát huy lợi thế từ cây chè chưa được quan tâm đúng mức, nhất là việc sản xuất chè có chứng chỉ, bảo đảm an toàn, bền vững và chế biến sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Đáng chú ý, tổ chức sản xuất chè còn nhiều bất cập. Chè do các nông hộ quản lý chiếm tới 65% về diện tích, quy mô sản xuất trung bình 0,3 ha/hộ, năng suất thấp chỉ bằng 70% so với các DN chè tổ chức trồng nguyên liệu. Trong khi đó, liên kết giữa DN với nông dân hết sức lỏng lẻo, thiếu gắn bó lợi ích. Việc cấp giấy phép đầu tư tràn lan khiến tình trạng này càng bất cập hơn.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chỉ tiêu định hướng chính đến năm 2015 là xuất khẩu tăng 2 lần so với năm 2010, ổn định diện tích 130ha, năng suất 75 tạ/ha, kim ngạch xuất khẩu đạt 440 triệu USD. Để đạt được những chỉ tiêu này, cùng với việc quy hoạch, đẩy mạnh việc áp các tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất, bố trí lại cơ cấu giống chè phù hợp với từng vùng và thị trường để nâng cao năng suất, chất lượng chè. Nhân rộng nhanh các mô hình GAP đối với chè, đưa diện tích chè được cấp chứng chỉ lên 50% vào năm 2015.

Đối với giải pháp về chế biến phải đặc biệt chú ý tổ chức lại sản xuất theo hướng gắn kết chặt chẽ giữa người trồng chè với các DN chế biến và tiêu thụ để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, phát triển ổn định và nâng cao thu nhập cho người trồng chè.

Đồng thời, căn cứ vào nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, khẩn trương cơ cấu lại và đa dạng hóa các sản phẩm chè. Tập trung đầu tư mới và cải tạo nâng cấp các nhà máy chế biến theo hướng hiện đại, sản xuất các sản phẩm giá trị gia tăng cao. Cùng với đó, chú trọng phát triển các sản phẩm trà đặc sản truyền thống, các làng nghề, gắn với du lịch trong đó tôn vinh các nghệ nhân, các danh trà.

Tràng An

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm