Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 24/02/2015 - 13:53
Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết, thị trường giá cả trước, trong và sau Tết Ất Mùi năm 2015 cơ bản bình ổn, thị trường hàng hóa sôi động hơn các tháng bình thường nhưng nguồn cung hàng hóa vẫn dồi dào đủ đáp ứng nhu cầu mua sắm Tết của nhân dân.
Thị trường giá cả trước, trong và sau Tết Ất Mùi năm 2015 cơ bản bình ổn. Ảnh minh họa: baodautu
Một số nhóm hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết như thực phẩm tươi sống (thịt lợn, thịt bò, thịt gà, thủy hải sản), hàng công nghệ (bia, nước giải khát...) tăng nhẹ vào một số thời gian cao điểm những ngày mùng 2 đến ngày mùng 5 Âm lịch theo quy luật Tết hàng năm.
Sau khi nghỉ Tết ngày Mùng 1, ngày Mùng 2, 3 Tết, một số siêu thị lớn có hệ thống trong cả nước (hệ thống Coopmart, Fivimart, Big C...), hệ thống chợ dân sinh ở nhiều nơi cũng đã bắt đầu bán hàng; từ ngày mồng 4, 5 Tết trở đi, hầu hết hệ thống các cửa hàng thương mại, các chợ dân sinh đã bán hàng như trước.
Về giá cả cơ bản vẫn giữ bình ổn giá như những ngày trước Tết, một số hàng hóa, dịch vụ giá tăng cao như: Trông giữ ôtô xe máy (tại các đền, chùa) tăng từ 20 - 50%, ăn uống ngoài gia đình tăng từ 25 - 50% so ngày thường.
Cục Quản lý giá cũng cho biết, các địa phương, doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp tham gia chương trình bình ổn thị trường đã tăng thêm mạng lưới, mở thêm điểm bán hàng đến các khu dân cư, khu công nghiệp chế xuất, các huyện ngoại thành, vùng sâu, vùng xa.
Bên cạnh đó, để giảm bớt áp lực về cầu trong những ngày cận Tết và tâm lý tích trữ hàng hoá, hệ thống các siêu thị, trung tâm thương mại, chuỗi phân phối hàng hóa đã mở cửa bán hàng phục vụ người dân đến ngày cận Tết, kéo dài thời gian mở cửa bán hàng trong ngày và mở cửa lại sớm sau Tết, nhất là tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, với số lượng hàng hóa dồi dào, giá cả ổn định đã có tác dụng bình ổn thị trường trong dịp Tết và trong những tháng đầu năm.
Theo Cục Quản lý giá, nửa đầu tháng Hai, tại nhiều địa phương, đa số các mặt hàng lương thực, thực phẩm nhìn chung giữ ở mức ổn định, riêng giá gia cầm và một số loại hoa quả, mặt hàng bia, rượu và nước giải khát, LPG tăng nhẹ tại một số thời điểm. Giá lúa, gạo thành phẩm xuất khẩu, thép xây dựng giảm.
Giá thóc, gạo tẻ thường tiếp tục ổn định tại miền Bắc. Trong đó, giá thóc tẻ thường dao động phổ biến ở mức 6.000 - 6.500 đồng/kg, một số loại thóc chất lượng cao hơn giá phổ biến ở mức 7.500 - 8.500 đồng/kg, giá gạo tẻ thường dao động phổ biến ở mức 8.000 - 13.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lúa, gạo thành phẩm xuất khẩu tháng 2/2015 giảm so với tháng 1/2015. Giá lúa dao động ở mức 4.900 - 5.300 đồng/kg, giảm khoảng 200 đồng/kg; gạo thành phẩm xuất khẩu loại 5% tấm giá trong khoảng 7.200 - 7.500 đồng/kg, giảm khoảng 350 đồng/kg; loại 25% tấm giá ở mức 6.700 - 6.900 đồng/kg, giảm khoảng 150 - 400 đồng/kg.
Thịt lợn hơi tại miền Bắc giá phổ biến khoảng 47.000 - 50.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 45.000 - 48.000 đồng/kg. Thịt bò thăn tại miền Bắc giá phổ biến khoảng 250.000 - 260.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 250.000 - 265.000 đồng/kg; giá một số loại rau, củ, quả như bắp cải, khoai tây, cà chua; thủy hải sản như cá chép, tôm, mực ống… ổn định.
Riêng giá thịt gia cầm tăng nhẹ, thịt gà ta làm sẵn có kiểm dịch tăng khoảng 5.000 đồng/kg, tại miền Bắc giá phổ biến khoảng 120.000 - 130.000 đồng/kg; miền Nam giá phổ biến khoảng 110.000 - 120.000 đồng/kg.
Giá một số loại hoa quả tăng nhẹ khoảng 5 - 10% do nhu cầu tiêu dùng phục vụ Tết Nguyên đán tăng. Nhiều loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu thuộc chương trình bình ổn giá và thấp hơn giá thị trường khoảng 5 - 10%.
Thậm chí, nhiều siêu thị lớn ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cam kết không tăng giá Tết và còn thực hiện các chương trình giảm giá cho nhiều loại hàng hóa như dầu ăn, thực phẩm chế biến, bánh kẹo, rau củ, quả, nước giải khát, đồ dùng gia đình… trong những ngày cận Tết.
Cước vận tải đường bộ, tính đến thời điểm hiện tại, theo báo cáo của các địa phương về tình hình quản lý giá cước vận tải, giá cước vận tải hành khách bằng xe taxi giảm từ 0,92 - 32%, giá cước vận tải hành khách tuyến cố định giảm từ 3 - 25% so với lần kê khai liền kề tuỳ từng thời điểm.
Giá vé Tết Nguyên đán năm 2015 của Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam giảm trung bình từ 17 - 20% so với Tết Nguyên đán năm 2014.
Cục Quản lý giá nhận định, cung - cầu thị trường thực phẩm phục vụ Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đảm bảo, giá cả biến động theo quy luật thông thường, không tăng đột biến, không xảy ra hiện tượng găm hàng, sốt giá.
Theo Cục Quản lý giá, sau Tết là thời điểm của Lễ hội, nhu cầu đi lại, tiêu dùng thực phẩm, ăn uống ngoài gia đình có khả năng sẽ có xu hướng tăng.
Ngoài ra, tiếp tục quản lý, điều hành giá các mặt hàng Nhà nước còn định giá, mặt hàng bình ổn giá (điện, than, xăng dầu, dịch vụ công...) theo cơ chế thị trường với lộ trình, mức độ, thời điểm thích hợp để hạn chế tác động đến mặt bằng giá cả thị trường trong quý I/2015.
TTXVN/VIETNAM+
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sáng 11/12/2024, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) chính thức khai trương Công viên Logistics Viettel. Đây là công viên logistics đầu tiên ở Việt Nam, có quy mô hạ tầng lớn nhất và hiện đại nhất Việt Nam.
ĐT
14:46 11/12/2024(Thanh tra) - Trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 9 - HĐND tỉnh Phú Thọ khóa XIX, ngày 10/12, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Phú Thọ cho biết, qua rà soát đến ngày 30/11/2024, tổng số nợ xây dựng cơ bản toàn tỉnh là khoảng 1.400 tỷ đồng.
Nam Dũng
12:43 11/12/2024T.T
22:35 10/12/2024T.T
22:11 10/12/2024Thanh Giang
19:09 10/12/2024Thu Huyền
Hương Giang
Hương Giang
Theo VietinBank
Liên Hương
Thu Nga
Trung Hà
Bùi Bình
Bùi Bình