Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 23/11/2013 - 09:47
(Thanh tra) - Vào mùa mua sắm cuối năm, hầu hết các đường phố tại TP. Hồ Chí Minh đã trở nên tấp nập, hàng hóa bày bán đa dạng, phong phú, nhưng người mua sắm ít ai biết rằng, mình đang mua một thứ hàng “lên đời” mác hàng… Việt.
Dọc theo nhiều tuyến đường Phan Đình Phùng, Hai Bà Trưng, Nguyễn Đình Chiểu, và nhất là Nguyễn Trãi, quận 1 và quận 5, lúc nào giao dịch, mua sắm cũng tấp nập. Nhiều loại quần áo thời trang bắt mắt cũng chỉ có giá chưa đến trăm nghìn đồng/chiếc.
Nhiều người bán cho biết, hầu hết hàng hóa sau nhập khẩu (không trừ đó là hàng nhập từ Trung Quốc), được đổi thành mác hàng Việt sẽ tiêu thụ dễ hơn. Vì mẫu mã bắt mắt, thời trang, chất liệu vải mềm, mát, giá cả phải chăng và quan trọng là người mua thấy an tâm khi nhìn xuất xứ hàng được sản xuất tại Việt Nam. Nhưng, thực sự nhiều người tiêu dùng không thể biết được rằng: Họ đang tiêu thụ hàng nhập khẩu, nhái hàng Việt.
Nếu so sánh về giá thì hàng Việt chất lượng thì giá quá cao, kênh phân phối còn tập trung, chưa trải rộng, chưa đáp ứng được hết thị hiếu của nhu cầu người tiêu dùng.
Anh Lê Văn Linh, quận 5, cho biết, tôi thường mua quần áo, dày dép, ba lô ở đường Nguyễn Trãi vì giá cả tương đối và chất lượng cũng được. Nếu khéo chọn cũng mua được “hàng Việt” rất đẹp. Chị Thương, nhân viên văn phòng, quận 1, nói, tôi ít mua sắm quần áo trong những cửa hàng thời trang Việt nổi tiếng như Việt Tiến, Bảo Thy… vì giá quá cao, một áo sơ mi hay thun có khi lên đến 300 ngàn đồng. Nên thường tìm “hàng Việt” ở các khu buôn bán như Nguyễn Trãi… do có giá vừa phải và chất lượng cũng được.
Tâm lý tiêu dùng này đã gợi ra suy nghĩ, không phủ nhận, ngành Thời trang trong nước cũng có những bước phát triển dài, với nhiều thương hiệu có tiếng như Blue Exchange, Việt Tiến, Bảo Thy… Nhưng hầu như nhiều doanh nghiệp thời trang trong nước chỉ quan tâm đến xuất khẩu, mà quên mất thị trường nội địa? Mặt khác, giá cả, mẫu mã, kênh phân phối,… cũng còn bị giới hạn, chưa đáp ứng kịp nhu cầu thị hiếu trong nước đang có nhiều thay đổi.
Thêm nữa, nay mai khi trở thành thành viên của TPP, khi ấy thị trường gần như tự do hóa, nhiều thương hiệu thời trang từ TPP sẽ nhập khẩu mạnh vào Việt Nam với giá hoàn toàn rẻ hơn hiện nay, liệu hàng Việt có giữ được sân nhà?
Do đó, bản thân các doanh nghiệp trong nước cần nhanh chóng xây dựng được đội ngũ chuyên nghiệp, nắm bắt nhanh xu hướng thời trang thế giới, chất liệu phù hợp; và phải nâng cấp quy trình sản xuất để có thể cạnh tranh, giành lại thị phần trong nước. Và hơn lúc nào hết, công tác chống hàng giả, hàng nhái cần được đặc biệt quan tâm hơn nữa…
Thu Huệ
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh