Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Hà Nội: Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng ký quyết định “bất thường”, gây sốc cho doanh nghiệp

Theo Bình Minh/Pháp luật Việt Nam

Thứ ba, 01/12/2020 - 09:26

Hơn 12 năm qua, Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 được giao đất để thực hiện khu đô thị Mỹ Hưng, dự án hoàn vốn của dự án đường trục phía Nam được thực hiện theo hình thức BT. Nhưng bất ngờ, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng đã giao gần 200 ha đất cho doanh nghiệp khác mà không hề hỏi ý kiến doanh nghiệp được giao đất từ 12 năm trước.

Khu đô thị Thanh Hà do Cienco 5 Land là chủ đầu tư.

Lấy đất của doanh nghiệp này giao cho doanh nghiệp khác bất thường

Ngày 25/11/2020, ông Nguyễn Quốc Hùng thay Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội ban hành quyết định số 5269/QĐ-UBND sửa đổi nội dung Quyết số 3128/QĐ-UBND ngày 30/7/2008 của UBND tỉnh Hà Tây về việc thu hồi 1.820.433m2 đất tại các xã Cự Khê, Mỹ Hưng, Tam Hưng, Bình Minh, huyện Thanh Oai giao cho Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hưng.

Nội dung “sửa đổi” của Quyết định 5269 không nhiều nhưng làm thay đổi số phận 2 doanh nghiệp.

Cụ thể, theo Quyết số 3128/QĐ-UBND ngày 30/7/2008, Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 được giao 1.820.433m2 (hơn 182ha) đất tại Thanh Oai để thực hiện dự án khu đô thị Mỹ Hưng.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng chỉ “sửa đổi” một chút của quyết định giao đất 12 năm trước. Bằng việc đổi tên doanh nghiệp được giao đất thành Tổng Công ty công trình giao thông 5 (nay do Tập đoàn Hải Phát chi phối), chỉ trong “phút mốt”, 182 ha đất trước đây đã giao cho Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 bỗng chốc trở thành đất của doanh nghiệp khác.

Với cách “sửa” rất nhẹ nhàng này, Tổng Công ty công trình giao thông 5 bỗng nhiên được hưởng một món lợi “khủng” còn Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 thì choáng váng sau khi bất ngờ nhận được quyết định này.

Câu hỏi đặt ra là, UBND Thành phố Hà Nội đã âm thầm làm điều này từ bao giờ và tại sao doanh nghiệp được giao đất suốt 12 năm qua bỗng mất đất mà không hề hay biết. Còn Tổng Công ty công trình giao thông 5 hiện đang do Tập đoàn bất động sản Hải Phát chi phối, liệu có biết gì về việc này hay sự việc do UBND Thành phố Hà Nội vô từ ra quyết định, như một món quà noel dành cho doanh nghiệp này?

Ai là chủ đầu tư khu đô thị Mỹ Hưng?

Để thấy thực sự UBND TP Hà Nội có vô tư khi ra ban hành một văn bản vài chục chữ khiến cho doanh nghiệp mất 182ha đất dự án, cần tìm hiểu sự việc cách đây 12 năm và lý do mà UBND tỉnh Hà Tây giao đất cho Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5.

Ngày 18/4/2008, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã ký Hợp đồng xây dựng chuyển giao (BT) thực hiện dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây với Tổng Công ty công trình giao thông 5 và Công ty cổ phần phát triển địa ốc Cienco5 để thực hiện dự án đường trục phía Nam theo hình thức hợp đồng BT.

Theo hợp đồng này, Tổng Công ty công trình giao thông 5 (nhà đầu tư) và Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 (doanh nghiệp thực hiện dự án)  xây dựng tuyến đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây có chiều dài 41,5km.

Để hoàn vốn của dự án đường trục phía Nam, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) đã giao cho nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án 3 dự án bất động sản là dự án Khu đô thị Thanh Hà A – Cienco 5, dự án Khu đô thị Thanh Hà B-Cienco5 và dự án Khu đô thị Mỹ Hưng – Cienco5.

Theo Hợp đồng BT nêu rõ, doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 có nghĩa vụ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Hợp đồng BT; chịu trách nhiệm trước nhà đầu tư (Tổng Công ty công trình giao thông 5) và liên đới cùng Nhà đầu tư chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh Hà Tây (cũ) và pháp luật về việc thực hiện dự án.

Căn cứ Hợp đồng BT này, ngày 30/7/2008 UBND tỉnh Hà Tây đã ban hành các quyết định thu hồi đất và giao cho Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 để thực hiện dự án hoàn vốn, trong đó có Quyết định số 3128/QĐ-UBND thu hồi 1.829.433m2 đất để thực hiện dự án Khu đô thị Mỹ Hưng và các quyết định giao đất thực hiện dự án Khu đô thị Thanh Hà A và Thanh Hà B.

Đối với 2 khu đô thị Thanh Hà A và Thanh Hà B, Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 đã thực hiện giải phóng mặt bằng và thực hiện các dự án nhà ở. Đến nay, hai khu đô thị này đã được đưa vào sử dụng.

Riêng khu đô thị Mỹ Hưng, do nằm xa trung tâm và đoạn đường trục phía Nam đi qua huyện Thanh Oai (Km20+300 đến Km41+500) chưa thực hiện xong nên chủ đầu tư là Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 chưa hoàn thành giải phóng mặt bằng và chưa phát triển dự án nhà ở tại đây.

Phối cảnh KĐT Mỹ Hưng, huyện Thanh Oai được quảng cáo trên Internet

Việc UBND tỉnh Hà Tây (cũ) giao đất cho Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 để hực hiện dự án BT đường trục phía Nam và các dự án hoàn vốn là dự án khu đô thị Thanh Hà A, khu đô thị Thanh Hà B, khu đô thị Mỹ Hưng  là có căn cứ trên và đã thực hiện suốt 12 năm qua.

Điều đáng nói, sự việc này đã được đồng thuận của Tổng Công ty công trình giao thông 5, nhà đầu tư của dự án BT và cũng là Công ty mẹ của Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5 ở thời điểm ký kết Hợp đồng BT.

Cụ thể là, sau khi ký Hợp đồng BT với UBND tỉnh Hà Tây, ngày 31/7/2008, Tổng Công ty công trình giao thông 5 và Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 đã ký Hợp đồng kinh tế số 872-BT/HĐ về việc thực hiện Dự án đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây; ngày 9/6/2010 đã ký Phụ lục Hợp đồng kinh tế.

Theo hợp đồng kinh tế, giữa hai công ty “mẹ - con” thì Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý đầu tư, xây dựng và kinh doanh Hợp đồng BT đường trục phía Nam tỉnh Hà Tây.

Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5 có quyền và nghĩa vụ thực của doanh nghiệp dự án theo Hợp đồng BT và phải thanh toán cho Tổng Công ty công trình giao thông 5 mức lợi nhuận khoán đã thỏa thuận, cùng toàn bộ các khoản phí mà Tổng Công ty công trình giao thông 5 đã đầu tư vào dự án cho đến thời điểm ký hợp đồng kinh tế số 872-BT/HĐ là gần 132 tỷ đồng.

Đến nay, số tiền này đã được “công ty mẹ” nhận đủ. Điều này cho thấy, các căn cứ pháp luật và thỏa thuận trong nội bộ nhà đầu tư thì Chủ đầu tư thực hiện Dự án BT đường trục phía Nam và các dự án hoàn vốn đầu tư chính là Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco 5.

Đùng một cái, ông Nguyễn Quốc Hùng, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội “sửa” quyết định giao đất đã thực hiện từ 12 năm trước. Cái khó nhất mà Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã làm được chính là sửa tên chủ thể được giao đất. Chỉ với vài dòng trong quyết định này, đất của doanh nghiệp này trở thành của doanh nghiệp khác và nó gây sốc cho Chủ đầu tư cũng không phải là chuyện lạ.

Theo một luật sư cho biết, việc UBND TP Hà Nội sửa tên chủ thể được giao đất trong quyết định giao đất thực chất là “làm tắt” và bỏ qua nhiều thủ tục hành chính khiến Công ty cổ phần Phát triển địa ốc Cienco5, hiện nay thuộc Tập đoàn Mường Thanh có thể bị thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024
Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

Hoà Bình: Giải ngân vốn đầu tư công chưa đạt yêu cầu, tỉnh đốn đốc các chủ đầu tư

(Thanh tra) - Tính đến ngày 30/11/2024, toàn tỉnh Hoà Bình đã giải ngân vốn đầu tư công 2.191,4 tỷ đồng, đạt 64% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, đạt 58% kế hoạch vốn UBND tỉnh giao chi tiết đến từng dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân không đạt theo yêu cầu của Tỉnh ủy giao là 90%.

Trần Kiên

20:25 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm