Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ bảy, 10/06/2017 - 20:01
(Thanh tra) - Giảm tối đa khâu trung gian để hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm để gia tăng giá trị xuất khẩu đối với hàng hóa Việt theo hướng thông qua các chuỗi siêu thị phân phối của các tập đoàn lớn trên thế giới là những hướng đi đang được Bộ Công Thương xúc tiến đẩy mạnh.
Xuất khẩu hàng hóa Việt qua các kênh siêu thị nước ngoài cần có một chiến lược bài bản. Ảnh minh họa
Xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài
Theo ghi nhận của Bộ Công Thương, ngay từ đầu những năm 2000, thị trường phân phối tại Việt Nam bắt đầu được các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm. Mở đầu là từ các tập đoàn bán lẻ có thương hiệu lớn đến từ các nước châu Âu như Metro, Big C… từ đó các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam bắt đầu tiếp cận trực tiếp để đưa hàng vào các hệ thống phân phối của nước ngoài tại Việt Nam.
Những năm gần đây, Bộ Công Thương đã phối hợp với các nhà phân phối châu Âu như Casino (Pháp), Metro Cash & Carry và Sehrgros (Đức), Makro (Czech), Coop và Conad (Ý), Aeon và Lotte ở châu Á… tổ chức chương trình Tuần hàng Việt Nam, qua đó quảng bá hàng Việt và kết nối doanh nghiệp với hệ thống bán lẻ quốc tế. Đồng thời, thông tin đến người tiêu dùng các mặt hàng phong phú có chất lượng của Việt Nam với mức giá hợp lý nhờ cắt giảm các khâu trung gian.
Theo ông Đặng Hoàng Hải, Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương, thông qua các hoạt động xúc tiến quảng bá sản phẩm hàng hóa Việt Nam tại các hội chợ, đã giúp kim ngạch xuất khẩu hàng Việt vào hệ thống Aeon (Nhật Bản) tăng từ 18,2 tỷ Yên năm 2013 lên khoảng 23,4 tỷ Yên năm 2014. Kim ngạch xuất khẩu vào Lotte (Hàn Quốc) đạt 19,6 triệu USD năm 2014, đặc biệt kim ngạch xuất khẩu hàng Việt của Casino (Pháp) tăng mạnh, lên 30 triệu USD trong năm 2015.
Tại hội thảo về triển khai Đề án thúc đẩy doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu trực tiếp vào mạng phân phối nước ngoài do Bộ Công Thương tổ chức, ông Nishitoghe Yasuo, Tổng Giám đốc Aeon Việt Nam cho biết thêm nhiều doanh nghiệp Việt đã xuất khẩu nhiều sản phẩm qua kênh siêu thị Aeon, như cá tra, trái cây, hàng may mặc, thực phẩm, gia dụng... Năm 2016, hệ thống Aeon nhập khẩu khoảng 200 triệu USD hàng Việt, trong đó chủ yếu là sản phẩm may mặc, thực phẩm. Dự kiến, lượng hàng hóa mà Aeon nhập khẩu từ Việt Nam còn gia tăng trong những năm tiếp theo.
Xây dựng lộ trình “dài hơi” cho thương hiệu hàng Việt
Trong thời gian tới các hoạt động xúc tiến hoạt động đưa hàng Việt xuất khẩu qua hệ thống phân phối nước ngoài sẽ tiếp tục được Bộ Công thương đẩy mạnh, đổi mới cách làm để gia tăng hiệu quả xúc tiến xuất khẩu. Cụ thể, trong năm 2017, Bộ Công thương sẽ tổ chức kết nối đoàn doanh nghiệp Việt với 7 tập đoàn phân phối lớn của châu Âu và châu Á như Auchan, Casino, Central Group, Aeon...
Với mục tiêu hướng đến là tăng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trực tiếp vào các hệ thống phân phối nước ngoài, trước mắt là các hệ thống phân phối đã hiện diện tại Việt Nam và tiếp đến là các hệ thống phân phối lớn khác thông qua các sản phẩm thế mạnh như dệt may, da giày, thủy sản, cà phê, chè, rau quả, đồ gỗ nội thất...
Tuy nhiên để hiện thực hóa được những bước đi vững chắc cho hàng hóa Việt “xâm nhập” và có chỗ đứng tại các gian hàng siêu thị quốc tế, đòi hỏi doanh nghiệp Việt phải thực hiện đồng bộ các giải pháp từ sản xuất đến phân phối, tiêu thụ.
Theo ông Hồ Quốc Nguyên, Giám đốc đối ngoại hệ thống siêu thị Big C chia sẻ: Để đưa hàng Việt tới người tiêu dùng Pháp, các nhà cung cấp Việt Nam cần chú trọng đến chất lượng hàng hóa, bởi đây là yếu tố quan trọng nhất để có chỗ đứng trên thị trường, sau đó mới là giá cả. Mặt hàng như lương thực, thực phẩm, yếu tố vệ sinh an toàn thực phẩm phải được coi trọng.
Là nhà phân phối trực tiếp nhiều sản phẩm hàng Việt tới người tiêu dùng Hàn Quốc thông qua hệ thống siêu thị Lotte Mart, ông Hong Won Sik cho rằng, các khách hàng hiện rất quan tâm về giá và chất lượng sản phẩm. Để hàng Việt thâm nhập vào thị trường Hàn Quốc thông qua hệ thống siêu thị Lotte các nhà cung cấp Việt Nam cần tập trung vào chất lượng và xây dựng niềm tin của người tiêu dùng vào sản phẩm Việt. Một vấn đề quan trọng nữa khi đưa hàng vào hệ thống ngoại chính là chất lượng phải ổn định sau đó mới là giá cả.
Bên cạnh những tiêu chí cần nâng cao về chất lượng, giảm giá thành thì một thực tế khác mà các doanh nghiệp Việt khi tham gia xuất khẩu hàng vào các chuỗi siêu thị nước ngoài phải đối mặt đó là vấn đề về vốn. Bởi thực tế, hầu hết doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam là vừa và nhỏ với số lượng vốn thấp. Trong khi đó, nếu xuất khẩu trực tiếp vào hệ thống siêu thị nước ngoài thì việc thanh toán tiền lại chậm, bởi các siêu thị thường bán hàng trước trả tiền sau, thời gian trả tiền từ 3- 4 tuần hoặc hơn 3 tháng. Chính điều này gây khó cho doanh nghiệp trong việc đảm bảo nguồn vốn quay vòng. Đó là chưa kể tính đến các chi phí chiết khấu lợi thuận cho kênh bán lẻ, quảng cáo xúc tiến giới thiệu sản phẩm…
Do vậy, hiện thực hóa mục tiêu từ nay đến năm 2010, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam được xuất khẩu trực tiếp vào tất cả các hệ thống phân phối lớn tại khu vực châu Âu, Bắc Mỹ, Đông Nam Á và Đông Bắc Á, tại các quốc gia ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam theo đúng tinh thần của Đề án “Thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp tham gia các mạng phân phối nước ngoài đến 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, rất cần sự vào cuộc đồng bộ từ cơ chế chính sách của Nhà nước hỗ trợ cho doanh nghiệp, cũng như chính nội lực tiềm năng dám làm, muốn bứt phá từ các đơn vị sản xuất hàng tiêu dùng Việt.
Quang Đông
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Con số trên được công bố tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ, kế hoạch năm 2025 của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng tổ chức sáng nay (14/12).
Trần Quý
14:00 14/12/2024(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.
Cao Sơn
07:05 14/12/2024Trần Kiên
20:25 13/12/2024Chính Bình
16:53 13/12/2024N. Phó
10:12 13/12/2024Cao Sơn
08:06 13/12/2024Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân
Hải Hà
Văn Thanh
Lê Hữu Chính
Đông Hà + Thanh Hoa
Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh