Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Giải pháp nào phát triển logistic vận tải thuỷ nội địa và vận tải ven biển?

Trần Quý

Thứ sáu, 22/10/2021 - 06:36

(Thanh tra)- Mặc dù có nhiều lợi thế, song logistic vận tải thuỷ nội địa và vận tải ven biển chưa phát huy được tiềm năng sẵn có do còn nhiều điểm nghẽn.

Vận tải đường thủy ven biển chưa phát huy hết tiềm năng, lợi thế sẵn có. Ảnh: TQ

Theo số liệu thống kê của Cục Đường thủy nội địa (ĐTNĐ), Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), đến tháng 10/2021, toàn quốc có 298 cảng, trong đó có 192 cảng hàng hóa, 9 cảng hành khách, 97 cảng chuyên dùng; 6.899 bến thủy nội địa, trong đó có 5.449 bến đã được cấp phép hoạt động, 1.450 bến hoạt động không phép; 2.526 bến khách ngang sông, trong đó 2.058 bến có phép (đạt 85%).

Cả nước hiện có 235.000 phương tiện thủy nội địa với tổng trọng tải khoảng 19,6 triệu tấn, tổng sức chở hơn 515.000 người, tổng công suất hơn 15,4 triệu sức ngựa, độ tuổi bình quân 14 năm.

Có 2.739 phương tiện tàu pha sông biển (VR-SB), trong đó có 1.244 phương tiện chở hàng có tổng trọng tải hơn 2,8 triệu tấn, 487 phương tiện chở khách với tổng sức chở gần 29.000 hành khách và 1.028 phương tiện khác.

Đến nay, cả nước có khoảng 1.750 doanh nghiệp vận tải đường thủy với hơn 43.000 lao động và số vốn sản xuất kinh doanh là gần 12.000 tỷ đồng, chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ.

Theo số liệu tổng hợp từ các cảng vụ ĐTNĐ và Cảng vụ Hàng hải, từ đầu năm 2021 đến nay, vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa đạt hơn 33.000 lượt phương tiện thông qua cảng, bến, giảm 28,8%, với khối lượng hàng hóa là hơn 45 triệu tấn, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước. Khối lượng hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện VR-SB năm 2021 đã tăng gấp 9 lần so với năm 2015 (năm đầu mở tuyến).

9 tháng đầu năm 2021, ĐTNĐ chiếm 19,8% về vận chuyển hàng hóa và 20,6% về luân chuyển hàng hóa của toàn ngành Giao thông.

Hiện nay, khoảng 70% hàng hóa thông qua các cảng biển là hàng container. Tuy nhiên, tỷ lệ đảm nhận của vận tải ĐTNĐ tại các cảng biển vẫn còn hạn chế nhất là khu vực cảng biển Hải Phòng (chiếm khoảng 1,8%), khu vực cảng biển TP Hồ Chí Minh đạt khoảng 11% và khu vực cảng biển Bà Rịa - Vũng Tàu đạt 72%.

Kết cấu hạ tầng ĐTNĐ chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Ảnh: TQ

Ông Bùi Thiên Thu, Cục trưởng Cục ĐTNĐ cho biết, hiện vận tải thuỷ nội địa còn một số tồn tại, hạn chế như: Các tuyến vận tải thủy không đồng cấp, tồn tại các điểm nghẽn và các cầu có tĩnh không thấp; cự ly vận chuyển trung bình của các tuyến ĐTNĐ ngắn (112km) so với đường bộ (143km), kết nối giữa vận tải ĐTNĐ với các phương thức vận tải khác, nhất là đường bộ và cảng biển chưa thuận lợi; cảng, bến thủy nội địa có quy mô hạn chế, trang thiết bị bốc xếp lạc hậu, trình độ cơ giới hóa thấp, được bảo trì kém và kết nối với đường bộ yếu.

Số lượng bến thủy nội địa quá nhiều, nhưng quy mô nhỏ, tổ chức khai thác thiếu chuyên nghiệp.

Vận tải ven biển bằng phương tiện thủy nội địa còn tồn tại bất cập trong việc đảm bảo an toàn khi hoạt động trên biển.

Việt Nam có 2.360 sông, kênh có tổng chiều dài khoảng 42.000km với 9 hệ thống sông lớn đổ ra biển thông qua 120 cửa sông, tổng chiều dài đường thủy cả nước đang được quản lý khai thác là hơn 17.000km.

Toàn quốc đã có 9 hành lang vận tải đường thủy kết nối với nhau và kết nối trực tiếp đến các cảng biển và tuyến vận tải ven biển bằng phương tiện VR-SB.

Theo ông Bùi Thiên Thu, để phát triển vận tải ĐTNĐ, cần tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quản lý Nhà nước về ngành với các hiệp hội, doanh nghiệp vận tải - cảng - logistics và các cơ quan quản lý Nhà nước tại địa phương; tiếp tục kiến nghị Chính phủ giao UBND TP Hải Phòng, TP Hồ Chí Minh xem xét miễn phí cơ sở hạ tầng đối với hàng hóa được vận chuyển bằng phương tiện ĐTNĐ, để tăng tính cạnh tranh, góp phần dịch chuyển cơ cấu vận tải, hàng hóa chuyển từ đường bộ xuống ĐTNĐ, góp phần giảm tác động tiêu cực đến môi trường, giảm thiểu ùn tắc, tai nạn giao thông trên hệ thống đường bộ.

Bên cạnh đó, cần giải quyết các điểm nghẽn, điểm tiềm ẩn tai nạn giao thông trên tuyến hành lang vận tải thủy chính (khu vực phía Bắc: Tĩnh không cầu Đuống, điểm đen khu vực ngã ba Trại Sơn, ngã ba Kèo; khu vực phía Nam: Tĩnh không cầu Bình Triệu cũ, cầu Đồng Nai cũ, cầu Sa Đéc) tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư cảng, bến và phương tiện hiện đại, có kích thước lớn để thúc đẩy xu hướng vận chuyển hàng container bằng phương tiện thủy nội địa từ cảng biển cửa ngõ vào sâu trong nội địa.

Vận tải ĐTNĐ vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ. Ảnh: TQ

Khuyến khích, hỗ trợ đầu tư phát triển hệ thống cảng theo cụm, kết nối thuận lợi tối đa với đường bộ, cảng cạn, tạo điều kiện hình thành các cảng đầu mối có quy mô lớn có công nghệ bốc xếp hiện đại, tiến tới hình thành các Trung tâm Logistics ĐTNĐ và tham gia vận tải đa phương thức; nghiên cứu phát triển phương tiện thủy nội địa chuyên dùng, phương tiện chở container phù hợp với đặc thù kết cấu hạ tầng ĐTNĐ theo từng khu vực và tuyến vận tải ven biển.

Quy hoạch kết cấu hạ tầng ĐTNĐ là 1/5 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt 3/5 quy hoạch ngành quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Hiện, còn quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay và quy hoạch kết cấu hạ tầng ĐTNĐ chưa được phê duyệt. 

Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thuyền viên, phương tiện thủy nội địa để triển khai thủ tục điện tử khi phương tiện vào, rời cảng, bến thủy nội địa. Nâng cao chất lượng thuyền viên, người lái phương tiện thủy nội địa đảm bảo phát triển vận tải thủy nội địa an toàn, bền vững.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khẳng định, vận tải hàng hóa bằng phương tiện VR-SB trên tuyến vận tải đường thủy ven biển là xương sống của vận tải hàng hoá ĐTNĐ, do đó phải đảm bảo an toàn, phải có cơ chế quản lý chặt chẽ và được tạo điều kiện phát triển để đảm bảo hiệu quả.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

Âm nặng dòng tiền, liên tục bị xử phạt về thuế, liệu Đạt Phương “có cửa” trúng gói thầu gần 1.800 tỷ đồng?

(Thanh tra) - Gói thầu xây lắp phần đường và cầu vượt nút giao ĐT994 thuộc dự án đường nối vào cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu vừa mới mở thầu ngày 18/10/2024. Dự toán gói thầu là hơn 1.792,4 tỷ đồng. Liên danh của Công ty Cổ phần Tập đoàn Đạt Phương đưa ra giá dự thầu là hơn 1.684,6 tỷ đồng… Mới đây, doanh nghiệp liên tục bị Tổng cục Thuế bị xử phạt do vi phạm hành chính về thuế.

Chu Tuấn - Quang Dân

14:25 22/11/2024
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa ra “tối hậu thư” chấp thuận dự án xử lý chất thải tập trung ở Thọ Xuân

(Thanh tra) - Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn vừa ký văn bản yêu cầu các sở, ngành đẩy nhanh tốc độ chuẩn bị các bước tiếp theo để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương cho dự án xử lý chất thải tập trung cấp vùng tại xã Xuân Phú, huyện Thọ Xuân trước ngày 30/12/2024.

Văn Thanh

12:45 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm