Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 04/06/2019 - 17:45
(Thanh tra)- Thị trường cao su tự nhiên đang được cho vào giai đoạn phục hồi giá. Điều này là một phần tác động tích cực đến nhóm doanh nghiệp trong ngành đang niêm yết trên thị trường chứng khoán, bên cạnh tiềm năng quỹ đất cho thuê khu công nghiệp.
Cổ phiếu của nhiều doanh nghiệp sản xuất cao su tăng giá mạnh so với các chỉ số thị trường. Ảnh: TM
Cổ phiếu cao su tăng 80% trong 5 tháng
Giá cao su tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM) cập nhật gần nhất là 217,7 Yên/kg, tăng 23% kể từ đầu năm và hồi phục so với thời điểm giữa tháng 3. Nguyên nhân của sự phục hồi là do lo ngại căng thẳng thương mại Mỹ - Trung leo thang sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu và nhu cầu hàng hóa. Giá cao su tăng một phần khác nhờ kế hoạch giảm xuất khẩu 240.000 tấn cao su từ tháng 4 của ba nước xuất khẩu lớn nhất, gồm Malaysia, Thái Lan và Indonesia.
Chưa kể, thị trường cao su đang có nguy cơ gián đoạn nguồn cung sẽ tác động mạnh đến giá cao su giao tương lai tại Thượng Hải. Bởi lẽ, khu vực trồng cao su chính tại Trung Quốc đang bị hạn hán, buộc các nhà sản xuất lớn phải ngừng cạo mủ. Hai quốc gia sản xuất khác là Thái Lan và Việt Nam, cũng chịu cảnh khô hạn. Trong nước, tình hình xuất khẩu cao su trong 4 tháng đầu năm đang tiến triển khả quan. Tính chung 4 tháng, xuất khẩu cao su tăng 31% về lượng và 20% về trị giá so với cùng kỳ. Diễn biến trên phần nào tác động tích cực đến giá cổ phiếu nhóm ngành này.
Tính từ đầu năm, phần lớn các cổ phiếu thành viên của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (UPCoM: GVR) tăng giá mạnh so với các chỉ số thị trường. Trong đó, cặp đôi cổ phiếu Cao su Phước Hòa (PHR) hay Khu công nghiệp Nam Tân Uyên (NTC) tăng hơn 80%. Cổ phiếu Đầu tư Cao su Đắk Lắk (DRI) tăng 38%, Cao su Đồng Phú (DPR) tăng 35%, Cao su Tây Ninh (TRC) tăng 29%.
Đi ngược với diễn biến giá cổ phiếu, kết quả kinh doanh quý I các doanh nghiệp hầu hết giảm mạnh. Lợi nhuận cao su Tân Biên, Tây Ninh, Đồng Phú, Hòa Bình đều giảm khoảng 40 - 78%. Chỉ có cao su Phước Hòa và Đầu tư Cao su Đắk Lắk là tăng.
Lợi thế quỹ đất lớn
Thị trường có vẻ đang dành nhiều kỳ vọng vào các doanh nghiệp cao su khi có quỹ đất sạch lớn, chi phí thấp, triển vọng đáp ứng nhu cầu bất động sản khu công nghiệp. Theo nhận định của chứng khoán Thiên Việt, năm 2019 do nhu cầu đất cho hoạt động phát triển các khu công nghiệp (KCN) tăng cao, Cao su Phước Hòa có kế hoạch chuyển nhượng đất cho KCN Tân Bình, Bình Dương (giai đoạn II, tổng diện tích 1.055ha), KCN Nam Tân Uyên (dự án NTU3 với tổng diện tích 350ha) và KCN VSIP III (tổng diện tích 691ha). Giá bồi thường đất theo thị trường hiện nay đang ở mức 1,5 - 2 tỷ đồng/ha và đang tiếp tục tăng.
Năm 2019, Cao su Phước Hòa dự kiến sẽ ghi nhận giá trị chuyển nhượng đất khoảng 525 tỷ đồng từ NTU3 và 518 tỷ đồng từ VSIP III (50% tổng giá trị chuyển nhượng, phần còn lại sẽ được hạch toán vào năm 2020). Dòng thu nhập tốt từ hoạt động kinh doanh chuyển nhượng đất sẽ giúp công ty có được kết quả kinh doanh khả quan đến 2020. Một điểm đáng chú ý cũng giúp cổ phiếu của Cao su Phước Hòa tăng thời gian qua đến từ việc kỳ vọng thoái vốn khỏi Nam Tân Uyên (NTC). Khoản đầu tư vào NTC của Cao su Phước Hòa trị giá khoảng 754 tỷ đồng.
Tương tự Cao su Phước Hòa, Cao su Hòa Bình (HRC) cũng công bố chủ trương hợp tác đầu tư Khu công nghiệp - Dịch vụ - Tái định cư với Tổng Công ty Đầu tư và Phát triển Công nghiệp (Becamex IDC). Dự án có quy mô khoảng 2.000ha, diện tích đầu tư này đang thuộc quản lý của Cao su Hòa Bình trên địa phận huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Thời gian hợp tác 50 năm.
Đối với Cao su Đồng Phú (DPR), đơn vị này đang thực hiện phương án mở rộng Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú và Nam Đồng Phú với tổng diện tích 610ha; đồng thời thống nhất chủ trương xây dựng kho bãi tại Khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư trong năm 2019.
Số liệu từ một công ty chứng khoán khác cũng cho biết Tập đoàn Cao su Việt Nam đang quản lý 12 khu công nghiệp với tổng diện tích 6.000ha, trong đó diện tích thương phẩm 4.013ha với tỷ lệ lấp đầy tính tới cuối năm 2018 là 85%. Năm 2019, Tập đoàn tiếp tục triển khai đầu tư cơ sở hạ tầng giai đoạn 2 các khu công nghiệp đã có như Nam Tân Uyên, Rạch Bắp, Tân Bình ở Bình Dương, các khu công nghiệp đã cho thuê hết đất ở Đồng Nai, Bình Phước phù hợp với quy hoạch của địa phương.
Hiện tại, nhiều doanh nghiệp thành viên của GVR đang quản lý diện tích rừng cao su lớn như Cao su Phước Hòa (14.734ha), Cao su Đồng Phú (9.340ha), Cao su Hòa Bình (5.061ha) và đây là một lợi thế rất lớn khi các doanh nghiệp này định hướng chuyển đổi sang bất động sản khu công nghiệp. Khi đó, ngoài việc bàn giao đất, các doanh nghiệp có thể ghi nhận lợi nhuận lớn từ việc thanh lý vườn cây.
Trà My
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 10/12/2024, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lâm Văn Bi đã ký quyết định cấm Công ty TNHH Giải pháp công nghệ Gia Phúc tham gia hoạt động đấu thầu trong thời gian 3 năm đối với các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn ngân sách do các cơ quan, ban, ngành thuộc tỉnh và các huyện, thành phố, xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Cà Mau quản lý, tổ chức lựa chọn nhà thầu.
Chu Tuấn
18:30 12/12/2024(Thanh tra) - Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) được Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch vốn năm 2024 là 56.666 tỷ đồng, quá trình thực hiện, được giao bổ sung 18.815 tỷ đồng, nâng tổng kế hoạch vốn năm 2024 của Bộ GTVT là 75.481 tỷ đồng.
Trần Quý
18:29 12/12/2024Trần Quý
18:28 12/12/2024Nhật Vượng
17:41 12/12/2024Nhật Vượng
17:32 12/12/2024Đông Hà + Thanh Hoa
09:00 12/12/2024Lâm Ánh
Trần Kiên
Lâm Ánh
Trọng Tài
Thái Hải
T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý