Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

GDP quý III có thể tăng 6,42%

Thứ ba, 04/08/2015 - 09:05

(Thanh tra)- Đó là dự báo được nhóm nghiên cứu Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đưa ra tại hội thảo tham vấn báo cáo kinh tế vĩ mô quý II/2015 vừa được tổ chức.

Dự báo tăng trưởng GDP Qúy III/2015 ước đạt 6,42%. Ảnh: Ngô Khuyên

Triển vọng kinh tế vĩ mô quý III/2015 được nhóm nghiên cứu đưa ra dự báo một số chỉ tiêu: Tăng trưởng GDP ước đạt 6,42% so với cùng kỳ năm 2014; lạm phát đạt 0,92% so với cuối quý I/2015; tăng trưởng xuất khẩu đạt 10,6% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra dự báo khả năng đạt một số mục tiêu kinh tế năm 2015, cụ thể như: Khả năng cao đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,2%, CPI tăng tối đa 5% và đầu tư/GDP (30-32%), khả năng khá sẽ tăng trưởng xuất khẩu (ít nhất 10%), nhập siêu (5% xuất khẩu).

Dự báo về kinh tế vĩ mô quý III/2015 được nhóm nghiên cứu dựa trên báo cáo về kinh tế vĩ mô quý II/2015. TS Nguyễn Đình Cung - Viện trưởng CIEM, Giám đốc Dự án Hỗ trợ tái cơ cấu kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh Việt Nam (RCV) cho biết, kinh tế vĩ mô quý II/2015 có nhiều chuyển biến tích cực: Tăng trưởng kinh tế phục hồi rõ nét hơn, trong đó công nghiệp - xây dựng là điểm sang chính; lạm phát ổn định ở mức thấp; lãi suất ổn định; tín dụng tăng đều hơn trong 6 tháng đầu năm; tỷ giá nhiều biến động trong quý II, và ổn định dần từ nửa cuối tháng năm; đầu tư/GDP tăng.

Bên cạnh đó, vẫn còn những mặt tồn tại, như: Nợ xấu vẫn cao, kết quả xử lý nợ xấu chưa rõ ràng; thu hút FDI chưa cải thiện nhiều; xuất nhập khẩu tăng trưởng chậm trong 6 tháng đầu năm.

Tham vấn cho báo cáo, TS Lê Đăng Doanh nhận định trong quý II tăng trưởng chủ yếu do khai thác tài nguyên và dựa vào doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, trong khi đó các cải cách tăng chậm, quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp diễn biến chậm.

TS Lưu Bích Hồ thì cho rằng nhiều nhận định của báo cáo là xác đáng nhưng nên đánh giá vừa phải, nền kinh tế chưa hẳn đã có đà tăng trưởng mà chỉ mới hồi phục tăng trưởng.

Theo TS Lê Xuân Bá cần đánh giá những thành công vừa qua trong bối cảnh kinh tế chính trị trong nước và trên thế giới. Những diễn biến của kinh tế Trung Quốc trong thời gian qua và sắp tới sẽ ảnh hưởng như thế nào đến kinh tế Việt Nam trong tương lai? Một số chuyên gia kinh tế cho rằng, trong 6 tháng đầu năm 2015 không thể không nói đến nỗi lo nông nghiệp và nông thôn. Nông nghiệp góp phần hỗ trợ đời sống của nông dân, ổn định vĩ mô nhưng vừa rồi chúng ta chưa làm tốt. Do vậy, cần có đánh giá sâu hơn về chuyển dịch lao động trong thời gian qua để có cái nhìn sâu hơn về năng suất lao động.

Để đạt được những chỉ tiêu nêu trên, nhóm nghiên cứu đưa ra khyến nghị, trong thời gian tới cần tập trung cải cách nền tảng kinh tế vĩ mô theo hướng tạo thuận lợi hóa cho môi trường kinh doanh và cải thiện năng lực cạnh tranh; hướng dẫn Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư một cách chất lượng và kịp thời; theo dõi, rà soát diễn biến và hành vi cạnh tranh trên thị trường.

Về chính sách tiền tệ, cần ưu tiên cao nhất cho tái cơ cấu ngân hàng thương mại và mục tiêu ưu tiên là tập trung vào ổn định lạm phát, ổn định tỷ giá theo hướng lãi suất và tín dụng nên để linh hoạt hơn, tránh áp đặt hành chính; cân nhắc linh hoạt trong điều hành tỉ giá và cân nhắc kỹ các quyết định truyền thông, đặc biệt các nội dung ảnh hưởng đến điều hành chính sách thị trường.

Đối với chính sách tài khóa, khó giảm tính chi phối của chính sách tài khóa trong thời gian ngắn nhưng điều hành cần cân nhắc hơn đến hệ lụy, thách thức khi điều hành các công cụ chính sách (tiền tệ, tỷ giá, tín dụng) khác; xây dựng và công khai kế hoạch trả nợ công trong trung và dài hạn; cân nhắc việc khống chế trần thâm hụt ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016 - 2020.

Về chính sách thương mại, tăng cường thông tin về diễn biến thị trường thế giới, các đối tác đặc biệt là các đối tác đã có FTA, xúc tiến thương mại không chỉ là xúc tiến xuất khẩu mà cả đầu vào nhập khẩu giúp tăng năng lực xuất khẩu trong tương lai và cải thiện khả năng ước tính xuất nhập khẩu hàng tháng.

 Ngô Khuyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

Bài 5: Cần ưu tiên phát triển hạ tầng xe buýt

(Thanh tra) - Muốn thu hút được đông đảo người dân sử dụng phương tiện vận tải hành khách công cộng (VTHKCC), ngoài việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đa dạng hoá các phương tiện, thì việc đồng bộ cơ sở hạ tầng là vô cùng cần thiết. Đây được coi là vấn đề then chốt, TP Hà Nội cần phát triển một cách đồng bộ hạ tầng xe buýt và cả các loại hình kết nối khác trong hệ thống VTHKCC.

Cao Sơn

07:05 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm